Ngày nay, chính phủ điện tử là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên ở nước ta, quá trình xây dựng chính phủ điện tử vẫn gặp phải nhiều vấn đề thách thức. NLT Group có những giải pháp nào để giải quyết thách thức đó? Tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Chính phủ điện tử xu hướng tất yếu cho một chính phủ hiệu quả
Theo Bộ TT&TT, Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Bốn không là từ khoá dành cho chính phủ điện tử: có khả năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt
Trước đây, việc giải quyết các vấn đề xã hội của hầu hết chính phủ các nước đều không có sự tham gia của CNTT. Cơ cấu bộ máy chính phủ của một quốc gia có khoảng 50-70 bộ hoặc các cơ quan tương đương và mỗi đơn vị lại có một chức năng riêng, với việc có quá nhiều ban ngành tạo ra sự phức tạp và làm cho khu vực công kém hiệu quả. Như vậy, sự ra đời của chính phủ điện tử là một điều cấp thiết, giúp cải thiện hoạt động của bộ máy nhà nước.
Mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử là gì?
- Nâng cao hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ người dân của chính phủ và các cơ quan chính quyền khác thông qua việc cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công như trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử.
- Người dân có quyền tham gia, đóng góp xây dựng chính sách, quá trình xây dựng luật pháp và quá trình điều hành của chính phủ một cách chủ động và tích cực.
- Giảm thiểu chi phí cho khu vực công và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho các đối tượng sử dụng dịch vụ công của chính phủ.
- Nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan cầm quyền.
Những thành tựu đạt được khi nhà nước triển khai chính phủ điện tử
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số vào năm 2030. Đặc biệt, hai năm gần đây với việc đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030” đã cho thấy, quyết tâm của Chính phủ.
Để tăng thứ hạng về chỉ số EGDI, theo đánh giá của Liên hiệp quốc, các chỉ tiêu đề ra trong Quyết định số 942/QĐ-TTg, Việt Nam tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước thông suốt, hiệu quả; đồng thời, tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế.
Đại dịch COVID-19 đã chứng minh vai trò quan trọng của Chính phủ điện tử trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, gắn kết xã hội và duy trì sự ổn định của quốc gia trong thời điểm khó khăn. Đại dịch được xem là cú hích để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam phát triển nhanh hơn, tạo tiền đề để Chính phủ điện tử tiếp tục phát huy vai trò tối đa.
>> Xem thêm: Hệ thống quản lý hạ tầng số hoá giao thông
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực triển khai các dự án xây dựng Chính phủ điện tử và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng. Cụ thể, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được làm sạch, chuẩn hoá và sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ của hơn 90 triệu dân (92% dân số): dự án sản xuất, cấp CCCD đã cấp cho hơn 50 triệu thẻ. Việc này giúp cắt giảm chi phí, tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Thách thức trong xây dựng chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm nhiều thách thức khi tạo ra sự thay đổi trong cách thức tiếp cận và thói quen vận hành của mỗi tổ chức:
- Việc chuyển các quy trình hành chính công sang môi trường công nghệ đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng số cho người dân, sau đó là tạo thói quen và văn hoá sống trong môi trường số.
- Ngoài ra, khi chính phủ chuyển hoạt động từ môi trường bàn giấy truyền thống lên môi trường số, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin cá nhân cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
- Đối với mỗi doanh nghiệp, sự thay đổi đòi hỏi triển khai các giải pháp công nghệ số, và sẵn sàng để triển khai các hoạt động hoàn toàn mới để bắt kịp các xu hướng công nghệ và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Để vượt qua các thách thức và hạn chế các rủi ro trong quá trình triển khai, chiến lược đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, phát triển hạ tầng số, các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia, dữ liệu số quốc gia, các ứng dụng, dịch vụ quốc gia và bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.
Hệ sinh thái số hoá hạ tầng NLT Group đồng hành cùng trung ương phát triển chính phủ điện tử
Nhằm đồng hành phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số thời gian qua,Tập đoàn NLT Group đã phát triển hệ sinh thái giải pháp phù hợp với nhu cầu triển khai thành phố thông minh, chính phủ điện tử và đảm bảo sự phát triển bền vững của các tổ chức như: Hạ tầng trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây dùng riêng trên nền tảng siêu hội tụ, các giải pháp đô thị thông minh, trung tâm giám sát giao thông thông minh (ITS) và đặc biệt giải pháp Camera giám sát ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Camera AI).
Tập đoàn đầu tư công nghệ Nam Long (NLT Group) là nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu và dịch vụ số hoá hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam và là đối tác của nhiều tỉnh, thành phố trong việc triển khai thành phố thông minh. Các giải pháp của chúng tôi luôn đảm bảo các yếu tố: an toàn, bảo mật và bền vững, góp phần giúp các cơ quan, tổ chức tạo dựng hạ tầng vững chắc và hiệu quả cho các ứng dụng thành phố thông minh.
Kết luận
Xây dựng chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động chính phủ, mặc dù gặp nhiều thách thức. Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dự án hướng tới chính phủ số vào năm 2030. NLT Group đóng vai trò đồng hành với chính phủ và địa phương bằng hệ sinh thái giải pháp số hóa hạ tầng an toàn, bảo mật và bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên sẽ giúp Việt Nam thành công trong xây dựng chính phủ điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
NLT Group
>> Có thể quan tâm:
- Nâng cấp hạ tầng số với sự trợ lực từ NLT Cloud
- Top 3 xu hướng phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam
- SỐ HÓA HẠ TẦNG CÂY XANH | ĐIỂM SÁNG TRONG ĐẦU TƯ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ