Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa là một phần rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống giao thông đường thủy. Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2.300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt dày đặc nên nước ta có lợi thế lớn để phát triển hệ thống giao thông và buôn bán đường thủy. Vậy hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa là gì? Và hệ thống này được bao gồm những gì? Tất cả sẽ được NLT Group giải đáp trong bài viết này!
Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa là gì?
Theo Nghị định 125/2005/NĐ-CP của Chính phủ, đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua thác, đập trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vũng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo và nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa là các thiết bị hoặc công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xây dựng và vận hành trên mặt nước, thành cầu, trên các phương tiện, thiết bị hoặc trên đất liền nhằm chỉ dẫn cho người tham gia giao thông đường thủy và các tổ chức, cá nhân liên quan có thể định hướng, xác định được vị trí của luồng chạy tàu thuyền và đi lại an toàn, hiệu quả.
Tầm quan trọng của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa
Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong giao thông đường thủy. Những phao báo hiệu, biển báo và cột hiệu lệnh không chỉ giúp các tàu thuyền điều hướng chính xác mà còn tránh được các khu vực nguy hiểm, đảm bảo hành trình an toàn.
Đặc biệt, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa còn giúp giảm thiểu sự cố tai nạn, va chạm và mắc cạn của tàu thuyền nhờ vào việc cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về điều kiện đường thủy. Bên cạnh đó, các công nghệ hiện đại như hệ thống định vị GPS và hệ thống báo hiệu hàng hải AIS (Automatic Identification System) giúp thuyền trưởng có thể theo dõi và điều chỉnh hướng đi của tàu thuyền một cách hiệu quả, ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu.
Ngoài ra, hệ thống báo hiệu còn đóng góp vào việc tăng cường hiệu quả vận tải, tiết kiệm nhiên liệu và thời gian, từ đó giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Việc tuân thủ các quy định về báo hiệu đường thủy còn giúp duy trì trật tự và an toàn, hỗ trợ hoạt động cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.
Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm những gì?
Các thành phần của báo hiệu đường thủy nội địa
Báo hiệu đường thủy nội địa gồm có phao, đèn hiệu, biển báo và các thiết bị phụ trợ khác để hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Phao báo hiệu đường thủy nội địa (phao báo hiệu hàng hải): là các thiết bị nổi được đặt trên mặt nước để cung cấp thông tin chỉ dẫn, cảnh báo và quy định cho các phương tiện giao thông đường thủy. Phao báo hiệu hàng hải thường được lắp đặt ở những nơi luồng bắt đầu đổi hướng, vào khúc cua cong, vị trí nguy hiểm. Tại những vị trí này người ta có thể lắp đặt thêm biển phụ dùng trên phao nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của báo hiệu.
Hiện nay, phao báo hiệu đường thủy nội địa dần xuất hiện những phiên bản phao báo hiệu thông minh nhờ ứng dụng IoT để thay thế cho phao báo hiệu truyền thống cũ. Việc này giúp nhà chức trách có thể bảo vệ tài nguyên, tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành khai thác hơn; đồng thời, duy tu bảo trì bảo dưỡng, góp phần chuyển đổi số tuyến giao thông đường thuỷ nội địa. Và NLT Group hiện là một trong số những đơn vị uy tín đang cung cấp phao báo hiệu đường thủy nội địa thông minh này.
Đèn báo hiệu đường thủy nội địa: là các thiết bị chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các tuyến đường thủy hoặc trên các cấu trúc nổi để cung cấp tín hiệu chỉ dẫn, cảnh báo và hướng dẫn cho các phương tiện giao thông đường thủy. Những chiếc đèn này giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc di chuyển của tàu thuyền, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu khi tầm nhìn bị hạn chế.
Biển báo hiệu đường thủy nội địa: là các bảng ký hiệu hoặc bảng chỉ dẫn được lắp đặt dọc theo các tuyến đường thủy hoặc trên bờ để cung cấp thông tin, chỉ dẫn, cảnh báo và quy định cho các phương tiện giao thông đường thủy. Những biển báo này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động di chuyển của tàu thuyền trên sông, kênh rạch và các vùng nước nội địa khác.
>> Xem thêm: https://nlt-group.com/phao-bao-hieu-phan-luong-4-0/
Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm những gì?
Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa hiện nay, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa hiện nay được chia thành 3 nhóm sau:
Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy (gọi chung là báo hiệu dẫn luồng): Là những báo hiệu có chức năng thông báo giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ hướng hay chỉ vị trí của luồng tàu chạy để hướng dẫn phương tiện đi đúng theo luồng tàu.
Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm, vật chướng ngại trên luồng. Đây là những báo hiệu được dùng để cho các phương tiện đường thủy biết được vị trí của các vật chướng ngại, các khu vực nguy hiểm trên luồng để phòng tránh kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện và công trình trên tuyến.
Báo hiệu thông báo chỉ dẫn: là những báo hiệu có tác dụng thông báo về điều kiện tàu chạy hoặc những tình huống có liên quan đến luồng để người lái tàu kịp thời có biện pháp phòng ngừa và xử lý. Báo hiệu này bao gồm các báo hiệu về thông báo cấm, thông báo chỉ dẫn hoặc sự hạn chế về các tình huống có liên quan đến luồng.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm những gì, cũng như nắm được tầm quan trọng của hệ thống này. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tư vấn lắp đặt hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, xin vui lòng liên hệ với NLT Group thông qua số hotline 0911379581 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi cam kết luôn đồng hành và hỗ trợ quý khách hàng trong suốt vòng đời của sản phẩm.
NLT Group
Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group)
Hotline: 0911 379 581 – 028 3535 5968
Email: kinhdoanh@nlt-group.com
MST: 0313339640
Địa chỉ: 43T Hồ Văn Huê, P9, Q.Phú NHuận, TP.HCM
>> Có thể bạn sẽ quan tâm: