Top 5 nền tảng công nghệ tạo nên thành phố thông minh

top-5-xu-the-cong-nghe-tao-nen-thanh-pho-thong-minh.jpg

Trong thời đại kỷ nguyên số, nhiều doanh nghiệp và quốc gia trên thế giới đang quan tâm tới việc xây dựng các thành phố thông minh, bằng cách áp dụng những công nghệ mới như một hướng đi quan trọng trong nền kinh tế của tương lai. 

Theo báo cáo từ Precedence Research, xây dựng thành phố thông minh sẽ đạt gần 7,2 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Vậy thành phố thông minh là gì? Top 5 nền tảng công nghệ đã làm nên cơn sốt thành phố thông minh, hãy cùng NLT Group tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Thành phố thông minh là gì? 

Thành phố thông minh (smart city) là thành phố được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thông tin nhằm kết nối và tạo ra một hệ sinh thái thông minh được liên kết chặt chẽ với nhau.

Hệ thống này có vai trò giúp cho đô thị tăng trưởng chất lượng đời sống, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.

Top 5 nền tảng công nghệ cấu nên mô hình thành phố thông minh

Thế giới đang đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, 5 nền tảng công nghệ tiến bộ được NLT Group đề cập bên dưới sẽ cấu nên mô hình của thành phố thông minh, tìm hiểu ngay thôi!  

IoT – Internet vạn vật

Yếu tố quan trọng trong mô hình thành phố thông minh chính là Internet vạn vật (IoT). Khi bất kì công cụ nào được kết nối với mạng lưới internet, nó có thể gửi, nhận thông tin một chiều hoặc cả hai chiều. 

Với IoT khả năng chức năng này diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn bao giờ hết. 

Trong mô hình thành phố thông minh sẽ bao gồm hệ thống đèn giao thông, camera, tòa nhà thông minh, hệ thống điện, hệ thống quan trắc môi trường… và tất cả các cảm biến khác. IoT sẽ giúp quốc gia vận hành cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn trong cuộc sống.

cong-nghe-iot-trong-do-thi-thong-minh.jpg
Công nghệ IoT đóng vai trò quan trọng trong đô thị thông minh

Xem thêm: IoT là gì? Cách nó gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0

Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intellegence (AI)

Trí tuệ nhân tạo được so sánh với bộ não của thành phố thông minh, công nghệ này sẽ tiếp nhận thông tin từ nhiều cảm biến khớp với thời gian thực để phân tích và đề xuất phương án phù hợp cho việc vận hành đô thị.

Ngoài ra, AI còn có khả năng tự động cải tiến thông qua quá trình học hỏi và giao tiếp với con người. Đây chính là yếu tố khác biệt của một thành phố thông minh với thành phố công nghệ thuần túy.

Mạng viễn thông số

Là mạng lưới có chức năng truyền dẫn thông tin và kết nối các thiết bị đầu cuối bên trong mô hình thành phố thông minh. 

Hiện nay, hai mạng phổ biến nhất là hữu tuyến và không dây. Mạng hữu tuyến sử dụng các cáp mạng (các dây này bạn có thể nhìn thấy kết nối sang bên ngoài các máy tính với nhau hoặc với một thiết bị khác, như là máy in). Các nền mạng không dây thực hiện cùng các nhiệm vụ, nhưng không cần cáp mạng, ta có thể thấy như 4G, 5G.

Cảm biến – Sensor

Những cảm biến về nhiệt độ môi trường, chất lượng không khí, đèn tín hiệu giao thông… trong mô hình thành phố thông minh, nó có vai trò thu thập thông tin theo thời gian thực và được lưu trữ theo tiêu chuẩn dữ liệu lớn (Big Data).

Dữ liệu lớn – Big Data

Nguồn dữ liệu lớn này được cập nhật cả thụ động và chủ động thông qua các cảm biến, nó là cơ sở cho việc phân tích và thực thi giải pháp vận hành đô thị hiệu quả.

Tại sao phát triển thành phố thông minh sẽ là xu thế trong tương lai?

Phát triển thành phố thông minh vừa là động lực thúc đẩy các khía cạnh kinh tế, đời sống người dân, song song đó nó vừa là thách thức của mỗi quốc gia về các vấn đề của hạ tầng độ thị và kế hoạch ngân sách. 

Khi công nghệ thay đổi và phát triển vượt bậc thì mô hình đô thị cũ không còn đáp ứng được những tiến bộ về khoa học công nghệ. Thành phố thông minh sẽ giải quyết những vấn đề căn bản sau:

Giải pháp quản lý đô thị hiệu quả

Bài toán quản lý đô thị trong tương lai sẽ dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin, viễn thông và trí tuệ nhân tạo như NLT Group đã đề cập bên trên. Hạ tầng cơ sở phần cứng sẽ phát huy hiệu quả tối ưu hệ thống tải điện trong thành phố cùng với đó là các hệ sinh thái như ánh sáng, nước, rác thải, môi trường. 

Song song đó, nền tảng hành chính công trong hoạt động giao tiếp giữa chính quyền và người dân giảm thiểu những bất cập trước đó, giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Giải pháp giao thông thông minh

Vấn đề đau đầu của nền tảng đô thị cũ chính là điều tiết giao thông.Trong tương lai sẽ xuất hiện mô hình giao thông mới sẽ giải quyết bài toán về tắc đường một cách hiệu quả.

he-thong-giao-thong-thong-minh-ITS
Hệ thống giao thông thông minh ITS là một trong các ưu tiên hàng đầu của Bộ Giao thông vận tải hiện nay, nhằm xây dựng hệ thống giao thông an toàn, bền vững.

Giáo dục thông minh

Đại dịch Covid-19 vừa qua đã tác động rất lớn đến hệ thống giáo dục không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nền tảng giáo dục trực tuyến đã được đề ra trong các chính sách đào tạo để thích hợp với từng bối cạnh. Học sinh, sinh viên không cần bắt bắt buộc phải đến trường học mà vẫn có thể tiếp cận được những tri thức khoa học tiên tiến trên thế giới.

Xem thêm:

Giải pháp nông nghiệp thông minh

Phát triển nông nghiệp thông minh ứng dụng các công nghệ hiện đại như robot, máy bay không người lái, AI để quản lý trang trại nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản. 

Động lực để phát triển kinh tế quốc gia

Thành phố thông minh là một xu thế tất yếu để phát triển bền vững quốc gia, thu hút đầu tư trong, ngoài nước và hấp dẫn nguồn nhân lực tài năng. 

Ngoài ra, hạ tầng của một thành phố thông minh chính là động lực để phát triển kinh tế. Hạ tầng đó có thể thu hút nhiều nhà đầu tư đến làm việc, xây dựng trung tâm tài chính, phát triển thương mại và dịch vụ. 

Tổng kết

Thông qua bài viết về “Mô hình thành phố thông minh”, NLT Group càng nhân nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ gắn với đời sống con người. Song song đó, những lợi ích từ thành phố thông minh giúp cho nền văn minh nhân loại tiến lên một tầm cao mới.

NLT Group tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: