4 xu hướng công nghệ tương lai trong viễn thông

top-4-xu-huong-cong-nghe-dinh-hinh-tuong-lai-cua-nganh-vien-thong.jpg

Trong cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện nay, theo báo cáo của Acuvate vào năm 2022 ngành viễn thông là một thị trường trị giá 1,5 nghìn tỉ USD đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu. Chuyển đổi số mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành viễn thông với những bước phát triển mạnh mẽ, kết nối thế giới thực và ảo.

Vậy 4 xu hướng công nghệ để các doanh nghiệp viễn thông duy trì tính cạnh tranh và vượt qua những thách thức trong tương lai là gì? Cùng NLT Group khám phá thông qua bài viết bên dưới nhé! 

Tại sao nên áp dụng chuyển đổi số cho ngành viễn thông Việt Nam? 

Trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành viễn thông nhận thấy sự sụt giảm trong dịch vụ kinh doanh truyền thống. Nguyên nhân chủ yếu do sự phổ biến của mạng lưới Internet, từ đó thói quen của người dùng cũng thay đổi, hướng đến phương thức liên lạc tiện lợi, tức thời hơn. Do vậy, mục tiêu hàng đầu và tất yếu của ngành điện tử – viễn thông chính là thay đổi, thích ứng để bắt kịp với giai đoạn cuộc cách mạng số đang bùng nổ mạnh mẽ. 

Một trong những xu thế nổi bật trong quá trình chuyển đổi số của ngành viễn thông Việt Nam chính là sự xuất hiện của dịch vụ tiền di động (Mobile Money), nó thay thế phương thức thanh toán tiền mặt sang thanh toán online. Trong xu hướng chuyển đổi số, sự đổi mới cùng với năng lực học hỏi chính là yếu tố quan trọng để ứng dụng công nghệ một cách tối đa, hiệu quả.

Top 4 xu hướng công nghệ phát triển ngành viễn thông tại Việt Nam

Những nền tảng gắn liền với xu hướng chuyển đổi số không thể không nhắc đến các thuật ngữ gây xôn xao dư luận trong đầu năm nay chính là Internet vạn vật (IoT – Internet of Things), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence), Tự động hóa quy trình, Điện toán đám mây (Cloud computing),… Cùng NLT Group đón đầu xu hướng với top 4 nền tảng công nghệ định hình tương lai của ngành viễn thông được đề cập dưới đây: 

Mạng không dây 5G

Mạng không dây 5G là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra hiệu quả và nhanh chóng trên diện rộng khi nó giúp các doanh nghiệp kết nối hàng trăm thiết bị IoT với mục tiêu nâng cao năng suất hoạt động trong hầu hết các ngành, không chỉ riêng ngành viễn thông. 

mang-5g-network-xu-huong-cong-nghe-2024
Mạng không dây 5G

Việt Nam hiện là một trong số những quốc gia sớm triển khai 5G, đây được xem là yếu tố giúp thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Theo GSMA Intelligence, số lượng thuê bao 5G tại Việt Nam dự kiến sẽ chiếm khoảng 5% tổng số lượng thuê bao di động trong năm 2025. Hiện Viettel, VNPT và MobiFone là các nhà mạng viễn thông đang thương mại hóa dịch vụ cung cấp mạng 5G đến người tiêu dùng một cách mạnh mẽ.

Điện toán đám mây (Cloud Computing) 

Trong ba năm qua, Cloud đã trở nên phổ biến khi nhiều công ty đã chính thức áp dụng dịch vụ số để ứng phó với đại dịch toàn cầu. Theo Gartner, trong năm 2022, chi tiêu của người dùng cuối trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng là 490,3 tỷ USD.

Trong năm 2023, nền tảng công nghệ tiềm năng này đã được các công ty viễn thông tập trung khai thác trong quản lí cơ sở dữ liệu nhằm tạo ra khả năng linh hoạt trong việc cung cấp các dịch vụ. Tính năng bảo mật dữ liệu cùng sự hỗ trợ cải thiện chất lượng dịch vụ của Cloud phần nào đã mở rộng cơ hội doanh thu mới cho các công ty viễn thông. 

Trí tuệ nhân tạo (AI)

AI có khả năng tự động học hỏi ở đa dạng mọi ngành nghề, hiển nhiên ngành viễn thông chắc chắn không nằm ngoài cuộc. Từ hợp lý hóa các dịch vụ khách hàng đến quản lý dự đoán luồng lưu lượng truyền thông trên mạng đều được AI xử lý dễ dàng.

Trợ lý ảo AI cho phép các chủ doanh nghiệp viễn thông tăng khả năng uy tín đối với khách hàng khi phản hồi hiệu quả và kịp thời cho các trường hợp yêu cầu trợ giúp về hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự cố và bảo trì mạng. 

Ngoài ra, các thuật toán của AI giúp người dùng tối ưu hóa lưu lượng mạng sử dụng, chỉ định tài nguyên để định tuyến lưu lượng truy cập linh hoạt tùy theo như cầu cao hay chậm. 

Internet vạn vật (IoT) 

IoT với tính năng nổi trội chính là kết nối đồng bộ tất cả các thiết bị, đồ dùng trong không gian nhỏ hay hệ thống máy móc trong xí nghiệp lại với nhau trong một hệ sinh thái thông minh thông qua mạng không dây (Wi-Fi) hoặc mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G, 5G). 

Ngoài ra, một trong những yếu tố tất yếu ảnh hưởng đến tương lai của ngành viễn thông chính là phân tích dữ liệu lớn (Big Data). Áp dụng quy trình phân tích Big Data từ các cảm biến IoT, các nhà khai thác viễn thông có thể thu thập được những hiểu biết hữu ích về hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng. Từ đó, xây dựng các mô hình dự đoán tương lai nhằm đưa ra những gói dịch vụ phù hợp, cải thiện mức độ tương tác và trải nghiệm của khách hàng. 

Xem thêm: IoT là gì? Cách nó gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0

Tổng kết 

Thông qua bài viết “Top 4 nền tảng công nghệ định hình tương lai của ngành viễn thông năm 2023” hẳn các bạn đọc đã hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số không chỉ trong lĩnh vực kể trên mà còn ở nhiều ngành nghề khác. Hi vọng các bạn sẽ thu thập được lượng thông tin hữu ích, đừng quên theo dõi NLT Group để không bỏ lỡ thông tin giá trị dành cho bạn!  

NLT Group tổng hợp 

 Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *