Bộ tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đô thị công cộng không chỉ đảm bảo đủ sự sáng và an toàn cho các phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp của đô thị.
Trong bài viết này, NLT Group sẽ giới thiệu đến bạn về các tiêu chuẩn mới nhất áp dụng cho hệ thống chiếu sáng của các công trình giao thông đô thị, khám phá ngay!
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng công trình giao thông cho xe có động cơ
Khi nói đến tiêu chuẩn chiếu sáng cho các công trình giao thông phục vụ xe có động cơ, không chỉ là vấn đề của an toàn mà còn đề cập đến những yếu tố quan trọng trong việc tạo nên một môi trường đi lại hiệu quả và thuận tiện.
Chiếu sáng đường phố
Hệ thống đèn đường cần được bố trí sao cho tất cả các chi tiết của con đường và lưu lượng giao thông trở nên rõ ràng, giúp tài xế có thể nhận biết và đánh giá tình huống giao thông phía trước một cách chính xác và an toàn. Hệ thống chiếu sáng không chỉ cần cung cấp đủ ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định mà còn phải có khả năng hướng dẫn tài xế nhận biết rõ ràng hướng đi của làn đường.
Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng cũng cần tạo ra độ chói cần thiết để đảm bảo tài xế có thể nhận biết các chi tiết nhỏ trong các tình huống giao thông khác nhau. Đồng thời, ánh sáng cần được phân phối đều trên mặt đường cả theo chiều dọc và ngang, giúp giảm thiểu các khu vực tối có thể che giấu các nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng cần tránh tình trạng lóa cho tài xế.
Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện thì hệ thống chiếu sáng đường đô thị phải bảo đảm các yêu cầu quy định trong hai bảng dưới đây:
STT | Cấp đường | Đặc điểm | Độ chói trung bình tối thiểu, Ltb (cd/m2) | Độ đồng đều độ chói chung, U0 | Độ đồng đều độ chói dọc, U1 | Chỉ số lóa không tiện nghi G, tối thiểu | Độ tăng ngưỡng TI tối đa, (%) | Độ rọi ngang trung bình tối thiểu, En,tb, (lx) |
1 | Đường cấp đô thị: Đường cao tốc | Tốc độ 80-100 km/h | 2 | 0,4 | 0,7 | 6 | 10 | 20 |
2 | Đường cấp đô thị: Đường trục chính, đường chính đô thị, đường liên khu vực | Có dải phân cách | 1,5 | 0,4 | 0,7 | 5 | 10 | 10 |
Không dải phân cách | 2 | 0,4 | 0,7 | 6 | 10 | 20 | ||
3 | Đường cấp khu vực: đường chính khu vực, đường khu vực | Có dải phân cách | 1 | 0,4 | 0,6 | 4 | 10 | 7 |
Không dải phân cách | 1,5 | 0,4 | 0,6 | 5 | 10 | 10 | ||
4 | Đường cấp nội bộ | Hai bên đường sáng | 0,75 | 0,4 | 0,5 | 4 | 15 | 7 |
Hai bên đường tối | 0,5 | 0,4 | 0,5 | 5 | 15 | 10 |
Bảng 1. Yêu cầu chiếu sáng các loại đường giao thông
Lưu lượng xe lớn nhất trong thời gian có chiếu sáng (xe/h) | Độ chói trung bình tối thiểu, Ltb (cd/m2) |
Từ 3000 trở lên
Từ 1000 đến dưới 3000 Từ 500 đến dưới 1000 Dưới 500 |
1,6
1,2 1,0 0,8 |
Trên 500
Dưới 500 |
0,6
0,4 |
Bảng 2. Trị số độ chói trung bình quy định theo lưu lượng xe
Trong trường hợp đường phố có hè phố, độ rọi trung bình trên hè phố yêu cầu phải đạt ít nhất 50% so với độ rọi trung bình tối thiểu trên mặt đường kế cạnh, được quy định như trong Bảng 1.
Nếu không có khả năng sử dụng phần mềm tính toán chiếu sáng để xác định độ chói lóa G hoặc TI max, để tránh tình trạng lóa không mong muốn do ánh sáng phản chiếu từ mặt nước, giải pháp duy nhất là chỉ sử dụng đèn có khả năng che hoàn toàn để chiếu sáng đường phố.
Chiếu sáng các nút giao thông
Tiêu chuẩn chiếu sáng đường đô thị tại các điểm nút giao thông là phải cung cấp đủ điều kiện cho người lái xe phát hiện được cả cấu trúc của nút giao thông và hoạt động giao thông.
Kế hoạch chiếu sáng tại các nút giao thông, đặc biệt là những nút phức tạp, cần đảm bảo rằng tài xế có thể nhìn thấy rõ các ranh giới đường, mốc vỉa hè, người đi bộ hoặc các vật cản và sự lưu thông của mọi loại xe gần khu vực nút giao thông. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng khoảng cách trước khi vào nút giao là tối thiểu 200 mét.
Tại các nút giao thông, ánh sáng cần đạt hoặc vượt quá mức yêu cầu cho ánh sáng đường tối thiểu 10% và tối đa là 20% như được quy định trong Bảng 1. Đồng thời, độ chói trên mặt đường tại nút giao không được thấp hơn so với các đường chính dẫn tới nút.
Trong trường hợp không có khả năng sử dụng phần mềm tính toán độ chói lóa G hoặc TI max, việc sử dụng đèn có khả năng che hoàn toàn là lựa chọn thích hợp để tránh gây lóa cho người lái xe.
Chiếu sáng cho cầu và đường trên cao
Chiếu sáng trên các cầu cần phải phù hợp với ánh sáng của phần đường nối tiếp với cầu. Trong trường hợp mặt cầu và đường trên cao nhỏ hơn mặt đường tiếp giáp, độ rọi đứng tối thiểu tại lan can cầu và dải phân cách phải đạt ít nhất là 15 lx; và cần bố trí đèn tại lối lên và xuống cầu. Chỉ sử dụng đèn chiếu sáng có khả năng che hoàn toàn để tránh tình trạng gây lóa cho người đi bộ ở phía dưới.
Chiếu sáng cho đường hầm
Dưới đây là những tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng khu đô thị cho đường hầm mà các công trình nên tuân theo để đảm bảo an toàn có các phương tiện:
- Ánh sáng bên trong các đường hầm được tính toán theo tiêu chuẩn CIE 88:2004.
- Khu vực từ lối vào, cửa hầm, khu vực chuyển đổi, khu vực trong hầm, khu vực cuối cùng của hầm và lối ra phải đảm bảo không có sự thay đổi đột ngột về mức độ chói.
- Độ chói của tường trong đường hầm, tính từ mặt đường đến độ cao 2 mét, phải đạt ít nhất 60% so với độ chói trung bình của mặt đường tại mỗi vị trí trong hầm.
- Hệ thống chiếu sáng dự phòng phải được cài đặt trong hầm, với độ rọi trung bình tối thiểu đạt 10 lx và độ rọi tối thiểu tại mỗi điểm trong hầm là 2 lx.
Chiếu sáng các đường gần sân bay, bến cảng, đường xe lửa
Trong các khu vực gần sân bay, ánh sáng đường phải được thiết lập sao cho không gây nhầm lẫn với hệ thống đèn tín hiệu cất cánh, hạ cánh của sân bay. Bên cạnh đó, đối với các nút giao với đường sắt:
- Cần đảm bảo rằng khi phương tiện giao thông dừng lại, tầm nhìn đủ để phân biệt rõ giữa các phương tiện, vật cản, lối đi và người đi bộ.
- Ánh sáng phải đảm bảo độ rọi đứng để dễ phân biệt các bảng tín hiệu, đồng thời màu sắc của đèn chiếu sáng không được trùng lắp với màu của đèn tín hiệu đường sắt.
- Trong phạm vi 30 mét về hai bên của nút giao, mặt đường phải có độ chói và hệ số đồng đều độ chói cao hơn mặt đường kế cận 10 %.
Chiếu sáng bãi đỗ xe
Ánh sáng tại bãi đậu xe phải tuân theo các yêu cầu về độ rọi ngang như được quy định trong Bảng 3 và độ rọi đứng yêu cầu phải đạt 50 % giá trị so với độ rọi ngang.
STT | Đối tượng chiếu sáng | Độ rọi ngang trung bình, En, lx | Độ rọi ngang tối thiểu, En, lx |
1 | Điểm đỗ xe ngoài trời ở trung tâm đô thị | 30 | 10 |
2 | Điểm đỗ xe ngoài trời ở ngoài trung tâm đô thị | 10 | 3 |
Bảng 3. Yêu cầu chiếu sáng điểm đỗ giao thông công cộng ngoài trời
Trụ đèn giao thông
Theo tiêu chuẩn mới nhất về chiếu sáng đô thị đối với trụ đèn giao thông, các yêu cầu về chiều cao của cột đèn được quy định để đảm bảo sự đồng đều của ánh sáng trên mặt đường và cần được lựa chọn phù hợp với kiểu bố trí đèn như quy định trong Bảng 4 dưới đây:
Kiểu bố trí đèn | Một phía | Đối diện | So le |
Độ cao cột đèn, H | H ≥ 1 | H ≥ 0,5 l | H ≥ 2/3 l |
Ghi chú: l là chiều rộng đường |
Bảng 4. Yêu cầu độ cao cột đèn (H) phụ thuộc kiểu bố trí đèn và chiều rộng đường
- Khoảng cách giữa hai cột đèn cần bố trí phù hợp để đảm bảo sự đồng đều của ánh sáng dọc theo tuyến đường và khoảng cách này sẽ thuộc vào chiều cao của cột đèn, kiểu bố trí đèn, loại đèn và đặc điểm quang học của chúng.
- Trên các đoạn đường cong, cột đèn cần được đặt ở phần ngoài của đoạn đường cong.
- Không để cây xanh che ánh sáng từ các đèn chiếu sáng trong phạm vi mặt đường được thiết kế chiếu sáng. Thêm vào đó, tiêu chuẩn cũng quy định rằng khoảng cách tối thiểu giữa cột đèn chiếu sáng và cây xanh phải là 1 mét.
- Tại các nút giao thông, cần đặt cột đèn tại các điểm băng qua đường cho người đi bộ. Đèn ở các nút giao phải có khả năng nhìn thấy từ khoảng cách ít nhất là 200 mét. Điều này đảm bảo rằng tài xế có thể dễ dàng nhận biết sự hiện diện của nút giao từ xa, giúp họ chuẩn bị và phản ứng kịp thời trong quá trình lái xe.
Chiếu sáng công trình giao thông cho người đi xe đạp và đi bộ
Ngoài những tiêu chuẩn chiếu sáng công trình giao thông đô thị cho xe có động cơ thì còn có những quy định chiếu sáng công trình giao thông dành riêng cho người đi xe đạp và đi bộ, cụ thể như sau:
Đường đi bộ và xe đạp
Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo rằng người đi xe đạp và người đi bộ có thể nhìn rõ mặt đường. Ngoài ra, độ rọi trên mặt ngang được quy định dựa trên độ rọi mặt ngang trung bình (En,tb, lx) và độ rọi mặt ngang tối thiểu (En,min, lx) trên mặt đường, cụ thể được nêu trong Bảng 5 dưới đây:
STT | Loại đường | Độ rọi ngang (lx) | |
Trung bình, En,tb | Tối thiểu, En,min | ||
1 | Đường đi bộ, xe đạp tại các trung tâm đô thị | 20 | 10 |
2 | Đường đi bộ, xe đạp ở các khu vực khác | 10 | 5 |
Bảng 5. Trị số độ rọi mặt ngang tối thiểu của đường đi bộ và xe đạp
Đường hầm, đường dốc, cầu, cầu thang bộ
Hệ thống tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị cho đường hầm, đường dốc, cầu, cầu thang bộ được quy định như sau:
Chiếu sáng đường hầm
- Ánh sáng trong đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp cần phải sáng hơn so với khu vực xung quanh. Độ rọi ngang tối thiểu bên trong đường hầm không được dưới 30 lx; độ rọi ngang tối thiểu ban ngày trong khoảng cách 20 mét từ hai đầu của hầm không được ít hơn 100 lx;
- Các bề mặt đứng trong đường hầm cần được chiếu sáng và phải có khả năng phân biệt màu sắc. Độ rọi trung bình trên các bề mặt đứng trong đường hầm phải đạt tối thiểu là 15 lx;
- Các đường hầm có chiều dài trên 125 m cần được trang bị hệ thống chiếu sáng dự phòng, đảm bảo duy trì độ rọi trung bình tối thiểu là 5 lx trong vòng một giờ nếu xảy ra sự cố mất điện.
Chiếu sáng cầu cho người đi bộ, cầu thang bộ, đường dốc
- Đối với các cầu và cầu thang dành cho người đi bộ, việc chiếu sáng lề đứng phải được thực hiện khác biệt so với việc chiếu sáng các bậc thang, nhằm làm nổi bật các bậc thang;
- Cầu đi bộ trên phần đường đã được chiếu sáng không cần phải có hệ thống chiếu sáng riêng. Tuy nhiên, nếu độ rọi trên bậc thang dưới 2 lx, việc sử dụng ánh sáng bổ sung là cần thiết. Nếu cầu đi bộ qua phần đường không được chiếu sáng, việc thiết kế chiếu sáng là bắt buộc;
- Độ rọi ngang tối thiểu trên cầu là 5 lx và độ rọi trên các bậc thang cần được tăng lên để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các dây điện và những chi tiết khác không được để lộ ra ngoài.
Chiếu sáng không gian công cộng
Tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng khu đô thị đối với không gian công cộng được quy định cụ thể như sau:
- Các yêu cầu về chiếu sáng cho các quảng trường được xác định dựa theo cấp loại đường cao nhất đi vào quảng trường (được quy định tại Bảng 1).
- Ánh sáng cho các lối đi trong công viên, cổng vào của sân vận động, vườn hoa, khu triển lãm và sân trước các công trình công cộng phải đảm bảo có độ rọi ngang trung bình tối thiểu là 10 lx.
- Giảm số lượng trụ đèn chiếu sáng trong các không gian công cộng bằng cách tận dụng tường hồi của những công trình kiến trúc gần kề làm nơi lắp đặt thiết bị chiếu sáng.
- Hệ thống chiếu sáng cho biển quảng cáo và quầy hàng phải được thiết kế sao cho không gây độ chói quá mức hướng về các phương tiện giao thông, nhằm tránh hiện tượng chói lóa và đảm bảo an toàn giao thông.
Yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả
Các công trình chiếu sáng cần sử dụng đèn có hiệu suất phát sáng cao và được gắn nhãn tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, nên ưu tiên chọn các thiết bị chiếu sáng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.Mặt khác, hệ thống chiếu sáng đường giao thông cho xe có động cơ cần được trang bị các thiết bị điều khiển tự động để giảm tiêu thụ năng lượng.
Để sử dụng năng lượng hiệu quả, các thiết bị chiếu sáng cần tuân thủ các quy định sau:
- Các bộ đèn phải đi kèm với tài liệu hướng dẫn về phân bổ cường độ sáng trong không gian để làm cơ sở cho tính toán chiếu sáng, đảm bảo tính toán có độ tin cậy cao và xác định được hiệu suất sử dụng.
- Ngoại trừ các hạng mục chiếu sáng mỹ thuật và trang trí, các dự án chiếu sáng đường phố nên ưu tiên sử dụng đèn có nhiệt độ màu lớn hơn 2.000 K.
- Ưu tiên sử dụng các nguồn sáng có hiệu suất quang thông trên 90 lm/W.
Yêu cầu về kết cấu và an toàn của hệ thống chiếu sáng
Cấp độ bảo vệ và độ an toàn của hệ thống chiếu sáng là yếu tố quan trọng mà các công trình cần tuân thủ. Tất cả các thiết bị điện và chiếu sáng trong hệ thống chiếu sáng đường, đường phố, quảng trường phải đạt cấp cách điện cấp I và II.
Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động lâu dài và an toàn, các đèn được sử dụng trong chiếu sáng đường, đường phố, quảng trường cần tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 5828:1994 “Đèn chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật chung” và phải có cấp bảo vệ IP tối thiểu được quy định trong bảng sau
STT | Nơi sử dụng | Cấp bảo vệ tối thiểu |
1 | Môi trường ít bị ô nhiễm, ít bụi và không bị ăn mòn | 22 |
2 | Môi trường có mức ô nhiễm trung bình, bụi và ăn mòn trung bình | 44 |
3 | Môi trường bị ô nhiễm bụi ăn mòn nặng | Phần quang học: 54
Các phần khác: 44 |
4 | Đèn đặt dưới độ cao 3 m | 44 |
5 | Trong hầm, thành cầu | 55 |
Quy định về bảo trì, sửa chữa và quản lý hệ thống chiếu sáng đô thị công cộng
Các công trình và hạng mục liên quan đến hệ thống chiếu sáng cần được bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng nhằm đảm bảo hoạt động đúng như kế hoạch ban đầu. Khi các công trình này đến tuổi thọ quy định, việc tiến hành sửa chữa toàn diện là cần thiết để gia tăng thời gian sử dụng của chúng và các hạng mục liên quan.
Bên cạnh đó, trong các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng kỹ thuật cho công trình chiếu sáng, cũng có những quy định cụ thể về công tác quản lý như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng, bao gồm cả hồ sơ thiết kế của các công trình mới và việc cải tạo các công trình chiếu sáng phải có phần thuyết minh về việc tuân thủ các quy định của QCVN 07-7:2016/BXD.
- Quá trình thẩm tra và thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cũng như thiết kế xây dựng các công trình chiếu sáng phải tuân thủ các quy định hiện hành. Trong đó, cần bao gồm thông tin về việc tuân thủ các quy định của QCVN 07-7:2016/BXD đối với các công trình thuộc phạm vi áp dụng Quy chuẩn này.
Kết luận
NLT Group đã tổng hợp nội dung này để chia sẻ với bạn về bộ tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị mới và đầy đủ nhất. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức và áp dụng các tiêu chuẩn này một cách hiệu quả trong công việc thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống chiếu sáng đô thị. Chúng tôi tin rằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ mang lại kết quả tích cực và bền vững cho các dự án của bạn.
NLT Group
Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group)
Hotline: 0911 379 581 – 028 3535 5968.
Email: kinhdoanh@nlt-group.com.
MST: 0313339640.
Địa chỉ: 43T Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm: