Trong những năm gần đây, công nghệ IoT ngày càng trở nên phổ biến và được báo cáo của Ericsson về mạng viễn thông LTE dự đoán vào năm 2025 giá trị toàn cầu của công nghệ IoT đạt được 6.2 nghìn tỷ USD. Đây chắc hẳn sẽ là một cơ hội lớn để phát triển trong tương lai nếu bạn muốn đi theo xu hướng IoT. Hãy cùng NLT Group giải đáp tất tần tật về nền tảng công nghệ hiện đại này nếu bạn muốn trở thành một người tiên phong trong xu hướng cách mạng công nghệ 4.0!
IoT là gì?
Internet of Things (IoT) là một hệ thống kết nối các thiết bị số hóa, từ những thiết bị nhỏ như đồng hồ thông minh đến các hệ thống lớn như nhà máy. Đặc điểm chính của hệ thống mở IoT là khả năng tương tác và kết nối không giới hạn giữa các thiết bị và hệ thống.
Các thành phần của hệ thống IoT?
Hệ thống IoT (Internet of Things) có thể được triển khai theo nhiều mô hình kiến trúc khác nhau tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của ứng dụng. Dưới đây là 8 thành phần phổ biến cho hệ thống IoT:
- Thiết bị cảm biến: Cảm biến được xem là thành phần cấp đầu tiên có thể được ví như “xương sống” của mạng lưới IoT có chức năng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu. Nhiệm vụ của cảm biến là thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh trùng khớp với thời gian thực.
- Thiết bị truyền động: Vai trò của cảm biến là phát hiện dữ liệu từ môi trường thì thiết bị truyền động sẽ lập tức thực hiện một hành động cụ thể dựa trên bộ kích hoạt.
- Kết nối: thiết bị này giúp mạng lưới tạo ra sự kết nối bao gồm: các giao thức và cổng kết nối IoT.
- Các giao thức: Là phương tiện vận chuyển dữ liệu thu thập được từ thiết bị cảm biến hay còn gọi là cầu nối giữa các cảm biến với Cloud. Wi-Fi, Bluetooth và công nghệ mạng di động như 3G, 4G và 5G là những giao thức không dây phổ biến.
- Cổng kết nối IoT: Đây là phần trung tâm của hệ thống không gian mở này chịu trách nhiệm quản lý lưu lượng dữ liệu. Để bảo vệ thông tin và tăng tính bảo mật, cổng kết nối hỗ trợ ngăn chặn các truy cập trái phép và tấn công mạng.
- Cloud: Là thành phần lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu từ các cảm biến, quá trình xử lý chỉ diễn ra trong vài giây để cung cấp thông tin đến người dùng một cách chính xác và hiệu quả nhất.
- Dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các thiết bị IoT có thể rất lớn và phức tạp. Các dữ liệu thô được thu thập, phân tích và chuyển đổi thành các thông tin hữu ích đến người dùng.
- Giao diện người dùng: Đây là phần mà người dùng có thể kiểm soát hệ thống và thiết lập các tùy chọn với hệ thống IoT, ví dụ như trang web, ứng dụng điều khiển…
Cách vận hành của IoT?
Trong một hệ thống mở IoT, các thiết bị thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh thông qua cảm biến và sau đó chúng truyền dữ liệu này qua mạng để phân tích và lưu trữ. Hệ thống sau đó có thể tạo ra quyết định dựa trên dữ liệu này, tự động điều khiển các thiết bị hoặc cung cấp thông tin cho người dùng.
Kết nối trong Hệ thống mở IoT
Kết nối trong hệ thống mở IoT dựa trên nền tảng giao tiếp không dây như Wi-Fi, Bluetooth, LTE, LoRaWAN,… Các thiết bị IoT có thể kết nối trực tiếp với nhau hoặc thông qua một trung tâm điều khiển trung tâm.
Đặc biệt, trong hệ thống mở IoT, các thiết bị từ nhà sản xuất khác nhau có thể tương tác và hoạt động cùng nhau mà không cần đến sự can thiệp của con người. Điều này mang lại lợi ích lớn về khả năng tương tác, tương thích và mở rộng hệ thống.
Hệ thống mở IoT cung cấp sự linh hoạt lớn với khả năng tương thích với nhiều thiết bị và ứng dụng khác nhau. Bằng cách mở rộng khả năng kết nối và tương tác của các thiết bị kỹ thuật số, IoT đang mở ra một loạt các khả năng mới cho cuộc sống hiện đại.
Bạn có thể ứng dụng IoT vào khía cạnh nào?
Các giải pháp IoT được ứng dụng phổ biến cho các ngành công nghiệp thông minh, cuộc sống thông minh và doanh nghiệp thông minh, đồng thời mang lại trải nghiệm kết nối bằng cách kết nối các tài sản, hoạt động/hậu cần và dịch vụ.
Đây là các phân khúc mà NLT Group cũng như các doanh nghiệp khác hiện đang ứng dụng công nghệ IoT vào các khía cạnh kinh doanh cũng như vận hành bộ máy:
- Công / Nông nghiệp thông minh – Sản xuất, Năng lượng, Tiện ích. IoT giúp hình dung lại các quy trình để mở ra tiềm năng thực sự trong ngành của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
- Cuộc sống thông minh – Thiết bị đeo được, Chăm sóc sức khỏe, An ninh. Nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách nắm bắt các công nghệ mới để thúc đẩy môi trường lành mạnh, hạnh phúc và an toàn.
- Doanh nghiệp thông minh – Nhà thông minh/ Tòa nhà/ Văn phòng, Bán lẻ. Kết nối con người, máy móc và thông tin thông qua Big Data để nâng cao hiệu suất hoạt động trong một hệ sinh thái.
Kết luận
Thông qua bài viết “IoT và cách nó gắn liền với cách mạng khoa học”, NLT Group mong rằng sẽ cung cấp cho bạn đọc góc nhìn về tầm quan trọng của công nghệ IoT trong xu hướng cách mạng 4.0. Để trang bị thêm những trải nghiệm tốt hơn trong cuộc sống, đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của chúng tôi!
- Có gì trong bộ giải pháp điện toán đám mây của NLT Group?
- Văn phòng không giấy: Xu hướng làm việc của tương lai
- Top 4 trụ cột nắm giữ thành công của chuyển đổi số