Để mở trạm cân ô tô (trạm cân xe tải) thì cần phải chuẩn bị những gì trong năm 2024? Quy trình thủ tục xin giấy phép mở trạm cân ra sao? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được NLT Group giải đáp trong bài viết này!
Quy định về trạm cân ô tô
Nội dung về trạm cân ô tô (hay còn gọi là trạm cân xe tải) được quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với xe ô tô, xe rơ moóc hoặc xe sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô và các loại xe tương tự và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới được quy định như sau:
- Chỉ có các tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới thì mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới.
- Các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới nhất định phải độc lập về tài chính và độc lập về pháp lý với các cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về tài chính và độc lập về pháp lý có nghĩa là:
- Không cùng chung một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý.
- Các cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không được nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
>> Xem thêm: NLT Group – Đơn vị hàng đầu lắp đặt trạm cân xe tải giá rẻ nhất miền Nam
Những bộ phận bắt buộc phải có khi mở trạm cân ô tô
Các tổ chức muốn mở trạm cân ô tô để kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới thì bắt buộc phải có những bộ phận, trang thiết bị sau:
- Hệ thống cân sơ bộ hoạt động tự động gồm cân có tốc độ thấp kết hợp cân có tốc độ cao.
- Hệ thống cân xe tĩnh hoặc động có tốc độ thấp.
- Hệ thống quét rà soát và tự động đọc biển số xe qua camera.
- Hệ thống kiểm soát quản lý tốc độ xe ra vào trạm cân.
- Hệ thống kiểm tra kích thước của xe và cả hàng hóa.
- Hệ thống quản lý các quy định giao thông đường bộ có camera giám sát toàn cảnh.
- Hệ thống báo hiệu bằng đèn và biển báo hiệu điện tử tự động.
- Dụng cụ đo kích thước của xe tải và hàng hóa.
- Phòng điều hành trung tâm.
- Phòng điều khiển giám sát tại chỗ.
- Bốt trực.
- Bãi đỗ xe bị vi phạm.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Nhà ở công vụ để sinh hoạt, nghỉ ngơi chung cho cả trạm.
- Vòng xoay đảo chiều của xe, giúp dễ dàng thực hiện quay xe, hạ chuyển tải,….
- Nút giao đảo chiều xe.
Điều kiện được cấp phép mở trạm cân ô tô, xe tải
Điều kiện bắt buộc để được phép mở trạm cân ô tô, trạm cân xe tải chính là có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới chính là chứng chỉ xác nhận đơn vị đăng kiểm đã đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Để có thể được cấp giấy chứng nhận trên thì tổ chức kinh doanh trạm cân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Điều kiện chung
Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định và nhân lực theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ GTVT ban hành sẽ được cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Điều kiện về cơ sở vật chất và dây chuyền kiểm định của trạm cân ô tô
Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là khu vực dùng để bố trí các công trình phục vụ cho việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, với diện tích được quy định như sau:
- a) Đối với các đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I thì diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
- b) Đối với các đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II thì diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
- c) Đối với các đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định thì diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
- d) Đối với các đơn vị đăng kiểm có từ 3 dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích mặt bằng sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên phải tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
Đối với xưởng kiểm định:
- a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I thì kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) phải là 30 x 4 x 3,5 (m);
- b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II thì kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) phải là 36 x 5 x 4,5 (m);
- c) Đối với các xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí nằm cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không được nhỏ hơn 4m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không được nhỏ hơn 2,5m;
- d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định được bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu của các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b của khoản này.
Dây chuyền kiểm định bắt buộc phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ GTVT ban hành, đảm bảo có thể kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông nhằm đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và góp phần bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Điều kiện về nhân lực của trạm cân ô tô
Đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện về nhân lực như sau:
- Mỗi dây chuyền kiểm định phải có ít nhất 3 đăng kiểm viên, trong đó phải có ít nhất 1 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
- Phải có nhân viên phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phép phụ trách tối đa 2 dây chuyền kiểm định.
- Có lãnh đạo của đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng đủ các quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Các mức xử phạt trong quy định cân tải trọng xe tải đường bộ như thế nào?
Thủ tục pháp lý để mở trạm cân ô tô, trạm cân xe tải
Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và dây chuyền kiểm định theo như quy định, doanh nghiệp cần lập một bộ hồ sơ để đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm:
- Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
- Danh sách trích ngang đi kèm theo bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định hoặc quyết định tiếp nhận đối với các đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định; quyết định bổ nhiệm đối với người phụ trách dây chuyền kiểm định; quyết định bổ nhiệm đối với lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (nếu có);
- Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất và dây chuyền kiểm định dựa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng của nhà xưởng có bố trí các dây chuyền và trang thiết bị kiểm tra;
- Tài liệu về việc bảo đảm an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới:
- Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp với quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ thông báo cho tổ chức biết về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm. Với trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo cho tổ chức bằng văn bản, trong đó nêu rõ nguyên nhân;
- Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo kiểm tra, đánh giá, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế. Kết quả đánh giá sẽ được lập thành Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP. Nếu đạt yêu cầu thì tổ chức sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới trong vòng 05 ngày làm việc; nếu kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thông báo bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc để tổ chức khắc phục, bổ sung và tiến hành kiểm tra, đánh giá lại.
- Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải được thực hiện trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Thành phần hồ sơ đối với mỗi hình thức tiếp nhận phải phù hợp với quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP.
- Đơn vị đăng kiểm trạm cân ô tô, xe tải sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới sau khi đã đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như hồ sơ theo quy định.
Kết luận
NLT Group hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể thuận lợi mở trạm cân ô tô. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu xây dựng trạm cân ô tô, hãy liên hệ với NLT Group ngay hôm nay theo số hotline 0911379581 để được tư vấn miễn phí việc triển khai lắp đặt trạm cân ô tô.
NLT Group
Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group)
Hotline: 0911 379 581 – 028 3535 5968
Email: kinhdoanh@nlt-group.com
MST: 0313339640
Địa chỉ: 43T Hồ Văn Huê, P9, Q.Phú NHuận, TP.HCM
>> Có thể bạn quan tâm:
- 8 tiêu chí cần lưu ý trước khi lắp đặt trạm cân điện tử
- Tất tần tật về trạm cân xe tải
- Xử lý hiệu quả xe quá tải, quá khổ bằng Hệ thống cân tải trọng tự động đến từ NLT Group