Trạm cân xe tải là một thiết bị quan trọng trong ngành giao thông vận tải và logistics. Trong bài blog này, NLT Group sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về trạm cân xe tải, từ vai trò, cấu tạo, phân loại đến nguyên lý hoạt động của trạm cân xe tải.
Tại sao cần sử dụng trạm cân xe tải?
Trạm cân xe tải (hay còn gọi là trạm cân ô tô) mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cơ quan chức năng và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông vận tải và logistics. Dưới đây là các lý do chính giải thích cho việc tại sao cần nên sử dụng trạm cân xe tải:
- Đảm bảo an toàn giao thông. Bằng cách đo lường và kiểm soát tải trọng của xe, trạm cân ô tô ngăn ngừa các tai nạn nghiêm trọng xảy ra do quá tải, từ đó bảo vệ tính mạng con người và tài sản. Việc kiểm tra tải trọng thường xuyên giúp các phương tiện giao thông duy trì tình trạng kỹ thuật tốt nhất, tránh nguy cơ gãy cầu, lật xe hoặc hỏng hóc bất ngờ.
- Giảm thiểu hư hỏng cơ sở hạ tầng giao thông. Xe quá tải tạo ra áp lực lớn lên mặt đường, dẫn đến tình trạng đường xá nhanh chóng bị xuống cấp nghiêm trọng. Trạm cân ô tô giúp ngăn chặn tình trạng này, từ đó tiết kiệm chi phí bảo trì hạ tầng giao thông.
- Tuân thủ quy định nhà nước. Bằng cách đảm bảo khối lượng hàng hóa vận chuyển đúng quy định, doanh nghiệp không chỉ có thể tránh được các khoản phạt không đáng có do vi phạm quy định về tải trọng mà còn nâng cao uy tín và tạo dựng niềm tin với khách hàng.
- Tối ưu hóa quá trình vận chuyển. Nhờ trạm cân ô tô đo lường tải trọng chính xác mà doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, điều chỉnh kế hoạch vận chuyển linh hoạt và giảm thiểu chi phí nhiên liệu.
>> Xem thêm: NLT Group – Đơn vị hàng đầu lắp đặt trạm cân xe tải giá rẻ nhất miền Nam
Cấu tạo của trạm cân xe tải
Trạm cân xe tải được cấu tạo từ 3 bộ phận chính:
- Móng cân: được xây dựng từ gạch, xi măng, sắt thép,… Móng cân là bộ phận đặc biệt quan trọng đối với một trạm cân ô tô.
- Mặt bàn cân ô tô: Đây là bộ phận chịu tải chính của trạm cân ô tô, thường được làm từ thép hoặc bê tông cốt thép để có khả năng chịu lực tốt.
- Thiết bị điện cho trạm cân ô tô: bao gồm cảm biến lực, hộp cộng tín hiệu, bảng led, đầu hiển thị và thiết bị phụ trợ khác.
Phân loại trạm cân xe tải
Khi lắp trạm cân xe tải cần xem xét đến 2 yếu tố chính là mặt bằng địa hình và điều kiện kinh tế. Dựa vào 2 yếu tố này mà trạm cân ô tô được phân thành 2 loại chính sau:
Trạm cân xe tải kiểu chìm
Trạm cân xe tải kiểu chìm là loại cân xe tải điện tử với thiết kế mặt bàn cân được làm bằng với mặt đường hoặc cao hơn mặt đường tầm 1 đến 5 cm. Trạm cân ô tô kiểu chìm thường được lắp đặt nhiều tại các nhà máy, kho hàng, bến cảng.
Ưu điểm:
- Được thiết kế nằm chìm hoàn hoàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân xe ô tô, giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt.
- Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của nhà máy, bến cảng.
- Ít chịu ảnh hưởng của thời tiết xung quanh (gió, mưa, nhiệt độ,…).
Nhược điểm
- Khó khăn trong việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa do toàn bộ hệ thống của trạm cân xe tải kiểu chìm nằm chìm dưới mặt đất.
- Chi phí lắp đặt trạm cân ô tô kiểu chìm cao hơn nhiều so với trạm cân ô tô kiểu nổi nên thường chỉ được doanh nghiệp lựa chọn khi thực sự gặp phải khó khăn về địa điểm lắp đặt.
- Dễ bị ngập cân do khả năng thoát nước kém. Phải bơm nước khi mưa xuống nếu không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến tải trọng của cân.
- Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của trạm cân ô tô.
Trạm cân xe tải kiểu nổi
Trạm cân xe tải kiểu nổi là loại cân xe tải điện tử với thiết kế mặt bàn cân nổi lên trên mặt đất và ở hai đầu cân được xây dựng cầu dốc giúp dễ dàng di chuyển các xe hàng hóa lên xuống trên cân.
Ưu điểm:
- Dễ dàng vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa.
- Có độ bền và tuổi thọ cao hơn so với cân xe tải kiểu chìm do thường xuyên được vệ sinh, bảo dưỡng tốt.
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt xây dựng móng cân.
- Chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trong trường hợp thiết bị chính của cân bị ngâm nước trong khoảng thời gian không quá 120 giờ thì cân vẫn đảm bảo hoạt động tốt.
Nhược điểm:
- Chiếm nhiều diện tích lắp đặt do phải làm thêm phần cầu dốc lên xuống.
- Kém tính thẩm mỹ.
Nguyên lý hoạt động của trạm cân ô tô
Trạm cân ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý tác dụng lực vào cảm biến lực loadcell dưới gầm bàn cân. Từ đó, các loadcell sẽ nhận, xử lý và truyền tín hiệu sang bộ cộng tín hiệu. Tại đây, bộ cộng tín hiệu sẽ tổng hợp tất cả các tín hiệu lực từ các loadcell truyền về để cộng và chia trung bình để tìm ra tải trọng của xe cần cân.
Sau đó, kết quả tải trọng sẽ được chuyển về đầu cân để phân tích tín hiệu, đọc thông số và hiển thị lên màn hình. Nếu đầu cân được kết nối với máy tính thì kết quả cân sẽ được chuyển lên máy tính thông qua phần mềm cân. Đồng thời, tải trọng xe cũng được hiển thị lên bảng hiển thị ngoài trời để tài xế ngồi trong xe cũng có thể nhìn thấy kết quả cân.
>> Xem thêm: Quy trình bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải
NLT Group – Đơn vị cung cấp hệ thống trạm cân xe tải thông minh giá rẻ nhất miền Nam
Tập đoàn Đầu Tư Công nghệ Nam Long (NLT Group) là đơn vị hàng đầu lắp đặt trạm cân xe tải thông minh giá rẻ nhất miền Nam. Hệ thống trạm cân xe tải thông minh của NLT Group sở hữu công nghệ cảm biến tiên tiến, giúp đo lường tải trọng xe chính xác và nhanh chóng. Đồng thời, hệ thống trạm cân ô tô còn tích hợp hệ thống quản lý dữ liệu, giúp tự động hóa toàn bộ quy trình, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho doanh nghiệp.
Kết luận
Thông qua bài viết “tất tần tật về trạm cân xe tải”, NLT Group hy vọng quý khách hàng hiểu rõ việc đầu tư xây dựng trạm cân xe tải là một quyết định thông minh và cần thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đầu tư lắp đặt trạm cân xe tải, hãy liên hệ với NLT Group qua số hotline 02835355968 hoặc 0911379581 để được tư vấn miễn phí về việc triển khai lắp đặt trạm cân xe tải.
NLT Group
Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group)
Hotline: 0911 379 581 – 028 3535 5968
Email: kinhdoanh@nlt-group.com
MST: 0313339640
Địa chỉ: 43T Hồ Văn Huê, P9, Q.Phú NHuận, TP.HCM
>> Có thể bạn quan tâm: