Hệ thống trạm cân tự động sẽ được lắp đặt trên tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, dữ liệu kết quả từ các trạm cân sẽ được lực lượng chức năng dùng để xử phạt nguội đối với hành vi chở quá tải.
Thực trạng hệ thống trạm cân tự động phạt nguội hiện nay
Theo thống kê từ Cục Đường bộ Việt Nam, hiện nước ta có 66 trạm cân tự động (hay còn gọi là trạm cân xe tải) được lắp đặt ghép với trạm thu phí trên các tuyến đường quốc lộ và cao tốc. Trong số này, có tới 45 trạm cân không hoạt động; có 19 trạm cân còn thời hạn kiểm định và có đến 47 trạm cân đã hết hạn kiểm định dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát được xe quá tải.
Theo ông Bùi Đình Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giám sát khai thác vận hành đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho hay, hệ thống cân tự động trên các tuyến đường cao tốc của VEC sử dụng công nghệ cảm biến thạch anh, đã được đầu tư hơn 10 năm nay. Do số lượng xe vượt quá công suất phục vụ cộng với điều kiện thời tiết bất lợi khiến cho phần lớn trạm cân đã hỏng, dẫn đến độ chính xác không cao.
Ông Tuấn cho biết, phần lớn khi phát hiện có xe chở quá tải thì đơn vị chỉ từ chối phục vụ. Dù trước đây đơn vị có gửi dữ liệu xe vi phạm về cho lực lượng CSGT trên tuyến để xử phạt nhưng việc này không có bắt buộc nên trách nhiệm của nhân viên vận hành trạm cân không cao.
Tương tự như vậy, bà Bùi Thị Quỳnh – Phó giám đốc Công ty Quản lý khai thác tuyến đường cao tốc ô tô Hà Nội – Hải Phòng cho biết, hệ thống trạm cân trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã được đầu tư gần 10 năm nên công nghệ cân đã lạc hậu. Từ khi đưa trạm cân vào vận hành đến nay, đơn vị đã từ chối phục vụ 60.000 lượt xe chở vượt quá tải trọng. Khi phát hiện có xe quá tải, đơn vị cũng chỉ từ chối phục vụ, yêu cầu xe ra khỏi đường cao tốc, còn dữ liệu xe vi phạm thì không được dùng để xử phạt.
>> Xem thêm: NLT Group – Đơn vị hàng đầu lắp đặt trạm cân xe tải giá rẻ nhất miền Nam
Hiệu quả của trạm cân tự động trên quốc lộ 5
Theo ông Đặng Văn Chung, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ATGT, Cục Đường bộ Việt Nam) cho hay, hiện nay nhiều tuyến cao tốc đã được lắp đặt hệ thống trạm cân tự động tại trạm thu phí đầu vào để ngăn chặn xe quá tải. Tuy nhiên, ngoài tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng thì đa số trạm cân trên các tuyến khác đã bị hỏng hóc, không hoạt động, không kiểm soát được tình trạng xe quá tải.
Dữ liệu từ hệ thống trạm cân tự động cũng không đủ điều kiện dùng để xử phạt vi phạm hành chính do có sự sai số lớn, không đảm bảo độ chính xác cao. Do đó, muốn xử phạt được thì lực lượng CSGT hay TTGT phải sử dụng cân thứ cấp để kiểm tra lại lần nữa.
Theo xác nhận của ông Trần Đức Trung, Phó trưởng Phòng Pháp chế – Thanh tra của Cục Đường bộ VN, lực lượng chức năng phải làm thêm một bước nữa, đó là dùng cân di động để cân lại thì mới đủ cơ sở xử lý vi phạm.
Theo ông Đặng Văn Chung, mô hình trạm cân hiện nay chỉ được lắp đặt ở 1 làn thu phí, số làn còn lại không thể kiểm soát được xe quá tải. Vì thế, mô hình trạm cân tự động lắp đặt trên làn đường trước trạm thu phí sẽ mang lại hiệu quả, giảm được số trạm cân trên mỗi làn, kiểm soát được 100% xe quá tải.
Dẫn kết quả thí điểm kiểm soát xe quá tải bằng trạm cân tự động trên quốc lộ 5, ông Chung cho hay, số lượt xe quá tải đã giảm từ 6,9% xuống còn 0,12% (giảm hơn 57 lần). Được biết, hệ thống trạm cân này kiểm soát tự động 24/24h trong mọi điều kiện thời tiết. Dữ liệu xe vi phạm sẽ được gửi đến TTGT, CSGT để xử lý phạt nguội. Đặc biệt, mô hình trạm cân này không cần phải bố trí lực lượng TTGT.
Lắp đặt hệ thống trạm cân tự động trên cao tốc Bắc – Nam
Ông Trần Đức Trung cho biết, cao tốc Bắc – Nam phía Đông có 38 tuyến, đoạn tuyến có chiều dài 2.063km, hiện nay đã đưa vào khai thác gần 1.060km. Phần lớn các tuyến đường đã khai thác vẫn chưa được đầu tư hệ thống trạm cân tự động, dẫn tới tình trạng xe quá tải lưu thông vào gây hư hỏng mặt đường, mất an toàn giao thông. Vì vậy, việc lắp đặt hệ thống trạm cân tự động trở thành vấn đề cấp thiết.
Theo ông Trung, mô hình được Bộ GTVT lựa chọn là trạm cân tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân, tương tự như hệ thống trạm cân tự động do JICA tài trợ được lắp đặt trên quốc lộ 5.
Đây là công nghệ cân tiên tiến, có khả năng cân trong tốc độ từ 0-80km/h với độ chính xác cao. Dữ liệu kết quả cân sẽ được truyền về cơ quan chức năng để trích xuất, xử lý vi phạm. Trạm cân được lắp đặt trên các làn đường sẽ tự động cân, kiểm soát 100% xe đi qua trạm. Mô hình này không cần phải có người vận hành cân, không có điểm quay đầu xe và vị trí hạ tải.
>> Xem thêm: Tất tần tật về trạm cân xe tải
Kế hoạch đầu tư và sử dụng dữ liệu trạm cân
Mỗi tuyến cao tốc được dự kiến sẽ lắp đặt 3 trạm cân ở đầu vào. Sơ bộ kinh phí đầu tư xây dựng 1 trạm cân cố định tự động trên 1 làn thu phí là khoảng 7 tỷ đồng, tổng mức đầu tư hệ thống trạm cân tự động trên cao tốc Bắc – Nam là gần 700 tỷ đồng.
Các dự án BOT sẽ tính chi phí đầu tư xây dựng trạm cân vào phương án tài chính của dự án. Đối với đường cao tốc được đầu tư bằng ngân sách đang triển khai và triển khai sau này, sẽ được rà soát bổ sung hạng mục trạm cân lấy từ nguồn vốn bảo trì đường cao tốc.
Các trạm cân tự động hoạt động theo nguyên tắc tự động nhận diện biển số xe và thực hiện các thao tác cân xe. Khi xe chạy qua trạm thì kết quả cân sẽ được thông báo hiển thị tự động trên màn hình điện tử (có bị vi phạm quá tải hay không). Nếu có vi phạm thì xe sẽ được yêu cầu ra khỏi đường cao tốc và dữ liệu xe sẽ được chuyển cho cơ quan chức năng để xử phạt.
Dựa theo Nghị định 25/2023 về quản lý đường cao tốc, dữ liệu kết quả từ hệ thống trạm cân tự động sẽ được gửi về trung tâm kiểm soát giao thông tuyến của lực lượng CSGT để xử phạt nguội hoặc xử phạt trực tiếp ngay trên tuyến nếu có vi phạm.
NLT Group
Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group)
Hotline: 0911 379 581 – 028 3535 5968
Email: kinhdoanh@nlt-group.com
MST: 0313339640
Địa chỉ: 43T Hồ Văn Huê, P9, Q.Phú NHuận, TP.HCM
>> Có thể bạn quan tâm: