Đèn báo hiệu hàng hải đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các phương tiện di chuyển trên biển. Vì vậy, để duy trì sự hoạt động hiệu quả và liên tục của đèn báo hiệu hàng hải thì việc kiểm tra và bảo trì định kỳ là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, NLT Group sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra và bảo trì đèn báo hiệu hàng hải định kỳ.
Đèn báo hiệu hàng hải là gì?
Đèn báo hiệu hàng hải (hay còn gọi đèn báo hiệu đường thủy) là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, đèn phát ra tín hiệu ánh sáng vào buổi tối hoặc khi thời tiết xấu để giúp các phương tiện tàu thuyền dễ dàng di chuyển trên đường thủy. Loại đèn này có thiết kế rất chắc chắn với chất liệu đảm bảo không bị hư hỏng khi tiếp xúc nhiều với nước cũng như khả năng chịu va đập tốt.
Đèn báo hiệu đường thủy thường được lắp trên các phương tiện tàu thuyền, phao báo hiệu hàng hải (hoặc phao báo hiệu đường thủy), hải đăng, đăng tiêu, chập tiêu, các công trình trên biển, bến cảng,….Tùy vào mỗi chức năng và mục đích sử dụng mà đèn báo hiệu đường thủy sẽ được quy định lắp đặt tại một vị trí cụ thể.
Đèn báo hiệu đường thủy có 3 chức năng chính sau:
- Báo hiệu nhập bờ: Báo hiệu cho các phương tiện tàu thuyền trên các tuyến đường biển xa bờ nhận biết, định hướng nhập bờ để vào các tuyến đường ven biển hoặc vào các cảng biển.
- Báo hiệu hàng hải ven biển: Báo hiệu cho các phương tiện tàu thuyền ven biển định hướng và xác định vị trí.
- Báo hiệu khu vực cửa sông, cửa biển: Báo hiệu ở khu vực cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào cảng biển; báo hiệu ở cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học…; báo hiệu vị trí có chướng ngại vật nguy hiểm; hoặc các khu vực đặc biệt khác như khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải,… để chỉ dẫn cho các tàu thuyền dễ dàng nhận biết, định hướng lối đi.
>> Xem thêm: Các quy chuẩn mới nhất về báo hiệu đường thủy nội địa
Tại sao cần phải kiểm tra và bảo trì đèn báo hiệu hàng hải định kỳ
Kiểm tra và bảo trì đèn báo hiệu hàng hải định kỳ là một việc vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn hàng hải và hiệu quả hoạt động của tàu thuyền. Theo báo cáo của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), khoảng 80% các vụ tai nạn hàng hải có thể tránh được nếu các thiết bị báo hiệu và điều hướng hoạt động chính xác và ổn định. Đèn báo hiệu hàng hải không chỉ giúp tàu thuyền định hướng và tránh chướng ngại vật mà còn cảnh báo về các khu vực nguy hiểm.
Việc bảo trì định kỳ đèn báo hiệu đường thủy giúp phát hiện sớm và khắc phục các hỏng hóc tiềm ẩn, kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm thiểu chi phí sửa chữa đột xuất. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho tàu thuyền mà còn tuân thủ các quy định an toàn của luật hàng hải quốc tế, góp phần duy trì luồng hàng hải an toàn và hiệu quả.
Hướng dẫn kiểm tra, bảo trì đèn báo hiệu hàng hải định kỳ
Để nâng cao tuổi thọ của đèn báo hiệu hàng hải, chúng ta cần kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị phụ trợ của đèn như ắc quy, đèn và hệ thống AIS, tấm pin năng lượng mặt trời,… Thời gian kiểm tra, bảo trì định kỳ thường là mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, thời gian bảo trì có thể thay đổi tùy theo đặc điểm khí hậu thời tiết của từng khu vực. Trong đó, cần lưu ý kiểm tra và bảo trì 4 thiết bị phụ trợ sau của đèn:
Vệ sinh làm sạch tấm pin năng lượng mặt trời
Dùng nước xà phòng và một miếng vải mềm để lau nhẹ bề mặt tấm pin nhằm loại bỏ bụi bẩn. Lưu ý cần tránh sử dụng hóa chất mạnh hoặc kỳ cọ mạnh tay để bề mặt pin không bị hỏng. Trong trường hợp tấm pin năng lượng mặt trời bị rạn, bể thì chúng ta cần phải thay thế tấm pin mới để đảm bảo dòng sạc cho ắc quy.
Kiểm tra ắc quy và cáp
Kiểm tra ắc quy xem có dấu hiệu ăn mòn, rò rỉ hay phồng rộp không, và làm sạch các đầu cực nếu cần thiết. Đo điện áp ắc quy bằng đồng hồ đo điện áp để đảm bảo rằng mức điện áp đạt yêu cầu tối thiểu là 12V. Tiếp theo, kiểm tra các cáp kết nối xem có bị gỉ sét, đứt gãy hay không, nếu có thì cần thay thế các cáp bị hỏng ngay lập tức.
>> Xem thêm: Phao báo hiệu đường thủy thông minh là gì?
Kiểm tra thùng đựng ắc quy
Đảm bảo thùng đựng ắc quy luôn phải sạch sẽ và khô ráo, không bị nước biển chảy vào bên trong thùng. Nếu có dấu hiệu nước biển tràn vào thùng thì phải nhanh chóng xử lý ngay. Nắp thùng đựng ắc quy phải được đậy kín và chắc chắn để bảo vệ ắc quy khỏi các yếu tố môi trường khắc nghiệt.
Kiểm tra các bulong ốc liên kết, đèn và AIS
Vệ sinh làm sạch kính và các bộ phận kim loại trên đèn bằng vải mềm (không sử dụng bất kỳ dung môi nào). Đảm bảo đèn không bị hỏng, nứt hoặc mờ. Kiểm tra các bulong liên kết các tấm pin năng lượng mặt trời, bulong liên kết giữa đèn và phao, bulong liên kết AIS với phao và các vòng đệm xem có hỏng hóc hay không và thay thế nếu cần. Cuối cùng, kiểm tra hệ thống AIS để đảm bảo tín hiệu hoạt động ổn định, không bị nhiễu hoặc gián đoạn.
Kết luận
Việc kiểm tra và bảo trì đèn báo hiệu hàng hải định kỳ là yếu tố quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của đèn. Từ đó, giúp duy trì luồng hàng hải an toàn và hiệu quả, đảm bảo hoạt động vận tải trên biển diễn ra suôn sẻ. NLT Group hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách kiểm tra và bảo trì đèn báo hiệu hàng hải định kỳ đúng cách.
NLT Group
>> Có thể bạn sẽ quan tâm:
- Các quy chuẩn mới nhất về báo hiệu đường thủy nội địa
- Phao báo hiệu đường thủy thông minh là gì?
- Hệ thống phao phân luồng đường thủy ứng dụng công nghệ số của NLT Group