Bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải là quy trình không thể thiếu trong ngành vận tải, nhằm đảm bảo hệ thống trạm cân tải trọng xe hoạt động ổn định và chính xác. Trong bài viết này, NLT Group sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải để đảm bảo hệ thống trạm cân luôn được hoạt động tốt nhất.
Tại sao phải bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải
Trạm cân xe tải (trạm cân tải trọng xe) đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra trọng lượng của xe, giúp doanh nghiệp vận tải tuân thủ các quy định về tải trọng và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Vì vậy, việc bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải là một điều thiết yếu để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và chính xác của hệ thống cân, nhất là đối với hệ thống cân xe thông minh (hay còn lại là cân xe tự động).
Nếu không được bảo trì định kỳ, trạm cân tải trọng xe có thể gặp phải các vấn đề như sai số đo lường, hỏng hóc cơ học và giảm tuổi thọ thiết bị. Những sự cố này không chỉ gây ra rủi ro lớn về an toàn giao thông mà còn dẫn đến chi phí sửa chữa và thay thế cao hơn.
Hơn nữa, việc bảo dưỡng trạm cân xe tải thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng, từ đó xử lý kịp thời và ngăn ngừa những sự cố lớn hơn. Ngoài ra, việc bảo dưỡng đúng cách còn giúp tăng độ bền và hiệu suất của trạm cân tải trọng xe, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động với độ chính xác cao.
>> Xem thêm: NLT Group – Đơn vị hàng đầu lắp đặt trạm cân xe tải giá rẻ nhất miền Nam
Quy trình bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải
Kiểm tra định kỳ
Để bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải một cách hiệu quả thì việc kiểm tra định kỳ là một điều quan trọng. Dưới đây là các bước kiểm tra định kỳ trạm cân xe tải:
- Mỗi ngày đều phải kiểm tra trạm cân tải trọng xe để chắc chắn rằng không có bất thường nào. Khi đồng hồ không trở về “0” thì phải bấm “Zero” để xóa về “0” rồi mới cân tiếp. Xem xét các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến các thành phần linh kiện của trạm cân và lập tức sửa chữa bất kỳ hư hỏng nhỏ nào.
- Mỗi quý nên kiểm tra và điều chỉnh giới hạn (ví dụ như điều chỉnh khe hở ốc chống xô của cầu cân). Thông qua tác vụ cân để kiểm tra độ sai lệch tại các điểm khác nhau trên cầu cân. Nếu có sự sai lệch thì phải thông báo ngay cho quản lý để có phương án xử lý, sửa chữa.
- Mỗi 6 tháng phải kiểm tra xem khe hở của các bu lông liên kết, vị trí đầu nối và các thiết bị linh kiện khác có bị lỗi hay không.
- Mỗi năm sẽ kiểm tra hộp nối tín hiệu xem có kín không.
Bảo trì bảo dưỡng thiết bị điện tử của trạm cân
- Luôn giữ sạch sẽ, khô ráo cho các thiết bị điện tử gồm: bảng đèn hiển thị phụ, đầu hiển thị cân, máy tính, máy in.
- Kiểm tra định kỳ hệ thống dây điện, dây tín hiệu, dây tiếp địa xem có bị đứt, dập hay bị lỏng kết nối không.
- Đảm bảo hộp cộng tín hiệu luôn được giữ sạch sẽ và khô ráo, lau khô thường xuyên và thay túi hút ẩm (nếu có). Trong trường hợp phát hiện có hiện tượng ẩm ướt hay đọng nước bên trong hộp thì nên có sẵn máy sấy tóc để làm khô.
- Kiểm định định kỳ cân ô tô (được thực hiện bởi cơ quan được cấp phép về đo lường).
- Khi thực hiện các công việc bảo trì hay sửa chữa thì phải đảm bảo đã tắt các thiết bị và ngắt nguồn điện.
- Trong trường hợp mất điện đột ngột thì nên đợi 5 phút trước khi bật lại thiết bị.
- Đặc biệt nghiêm cấm việc tự ý hàn (hồ quang) lên bàn cân. Vì xung điện sẽ làm hỏng bộ cảm biến lực và thiết bị điện tử của cân.
>> Xem thêm: 5 trường hợp phạt nguội xe quá tải “hot” nhất nhờ cân xe tự động
Bảo trì bảo dưỡng cầu cân và kết cấu cơ khí của trạm cân
- Đảm bảo thường xuyên vệ sinh bề mặt của bàn cân, xung quanh và dưới đáy cầu cân. Đảm bảo đất đá, dị vật không bị mắc kẹt trong các khe hở xung quanh. Nếu có đất đá, dị vật thì phải loại bỏ ngay. Vì nó có thể gây mắc kẹt dẫn đến sai lệch kết quả cân. Lâu ngày sẽ gây gỉ sét làm hỏng hóc và giảm tuổi thọ của cân.
- Nên sơn lại bề mặt bàn cân mỗi năm/1 lần.
- Không được để xe chở hàng hóa đậu ở trên mặt cầu cân trong thời gian dài.
- Cách 6 tháng nên làm sạch và bôi trơn các điểm kết nối.
- Nghiêm cấm sử dụng cầu cân để nối tiếp địa khi hàn.
- Điều chỉnh khe hở của ốc chống quá tải ở khoảng tầm 3 ~ 5mm.
- Không được để đọng nước trong hố móng cân. Khi phát hiện hố móng cân bị ngập nước thì phải ngừng ngay việc sử dụng cân và phải sử dụng máy bơm hoặc khơi thông kênh tiêu, đồng thời có biện pháp làm khô hộp nối nếu bị ướt.
- Tốc độ tối đa của các loại xe khi vào bàn cân không được quá 5km/h, đặc biệt nghiêm cấm xe hạng nặng phanh gấp trên mặt cầu cân.
- Tổng giá trị của phương tiện và hàng hóa không được vượt quá trọng lượng trục xe và định mức cân cho phép.
Kết luận
NLT Group hy vọng qua bài viết này, quý khách hàng sẽ nắm rõ quy trình bảo trì bảo dưỡng trạm cân xe tải đúng cách. Ngoài ra, nếu quý khách hàng có nhu cầu xây dựng trạm cân xe tải thông minh, hãy liên hệ với NLT Group ngay hôm nay theo số hotline 0911379581 để được tư vấn miễn phí việc triển khai lắp đặt trạm cân xe tải thông minh.
NLT Group
Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group)
Hotline: 0911 379 581 – 028 3535 5968
Email: kinhdoanh@nlt-group.com
MST: 0313339640
Địa chỉ: 43T Hồ Văn Huê, P9, Q.Phú NHuận, TP.HCM
>> Có thể bạn quan tâm:
- NLT Group – Đơn vị hàng đầu lắp đặt trạm cân xe tải giá rẻ nhất miền Nam
- Cân xe thông minh: Dứt điểm tình trạng xe quá tải
- Xử lý hiệu quả xe quá tải, quá khổ bằng Hệ thống cân tải trọng tự động đến từ NLT Group