Quy trình lắp đặt trạm cân xe tải hiệu quả, chính xác nhất 2024

kham pha quy trinh lap dat tram can xe tai hieu qua chinh xac nhat nguon michelli.com

Lắp đặt trạm cân xe tải là một bước quan trọng giúp kiểm soát trọng tải xe, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ hạ tầng đường bộ. Tuy nhiên, quy trình lắp đặt trạm cân xe tải lại không hề đơn giản. Trong bài viết này, NLT Group – đơn vị hàng đầu lắp đặt trạm cân xe tải giá rẻ nhất miền Nam – sẽ hướng dẫn chi tiết các bước lắp đặt trạm cân xe tải một cách hiệu quả và chính xác nhất. 

Tầm quan trọng của việc lắp đặt trạm cân xe tải đúng quy trình

Việc lắp đặt trạm cân xe tải đúng quy trình là một điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và chất lượng của kết quả cân xe. Trong ngành giao thông vận tải và logistics, trạm cân xe tải (hay còn gọi là trạm cân xe thông minh hoặc trạm cân tải trọng xe) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình cân xe và kiểm soát tải trọng của các phương tiện vận chuyển.

Dưới đây là một vài tầm quan trọng của việc lắp đặt trạm cân xe tải đúng quy trình:

  • Đảm bảo kết quả cân trọng tải xe chính xác: Kết quả cân trọng tải xe chính xác là yếu tố quan trọng nhất trong việc lắp đặt trạm cân xe tải. Nếu kết quả cân trọng tải không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn lao động, an toàn giao thông và gây thiệt hại kinh tế. Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, việc lắp đặt và vận hành trạm cân đúng quy trình giúp giảm 15-20% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe tải.
  • Giảm thiểu sai sót và lỗi kỹ thuật: Đảm bảo các phương tiện tuân thủ quy định về tải trọng, giúp doanh nghiệp tránh các khoản phạt hành chính không đáng có.
  • Kéo dài tuổi thọ của trạm cân: Lắp đặt trạm cân đúng quy trình giúp đảm bảo các linh kiện thiết bị của trạm cân được lắp đặt đúng vị trí, đúng kỹ thuật, tránh gây hư hỏng trong quá trình sử dụng.
  • Tiết kiệm các chi phí bảo trì, bảo dưỡng: Lắp đặt trạm cân đúng quy trình giúp giảm thiểu các sự cố hư hỏng, đảm bảo trạm cân hoạt động tốt, từ đó tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng. 

>> Xem thêm: Cân xe thông minh: Dứt điểm tình trạng xe quá tải

Quy trình lắp đặt trạm cân xe tải

Quy trình lắp đặt trạm cân xe tải đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác từ khâu chuẩn bị đến hoàn thiện để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bền bỉ.

Bước 1: Chọn vị trí mặt bằng

Mặt bằng lắp đặt trạm cân tải trọng xe cần phải bằng phẳng, không bị sụt lún, có độ cứng chắc đủ để chịu tải trọng lớn, phải được vệ sinh sạch sẽ, không có rác thải và vật cản.

Bước 2: Lắp đặt móng cho trạm cân

Móng cân là phần quan trọng nhất của trạm cân xe tải. Móng cân phải có độ cứng chắc chắn đủ để chịu được tải trọng lớn thì mới giảm thiểu được các nguy cơ sửa chữa về sau này.

lap-dat-mong-cho-tram-can-xe-tai
Lắp đặt móng cho trạm cân xe tải

Đối với loại cân nổi, mặt móng cân phải được đổ bê tông chắc chắn, có độ soải nhất định để có thể thoát nước. Còn với loại cân chìm sẽ có hệ thống bơm thoát nước để đảm bảo cân không bị ngập nước.

Bước 3: Lắp đặt khung bàn cân cho trạm cân

Khung bàn cân là phần chịu lực của trạm cân, thường được làm bằng thép hoặc bê tông cốt thép. Kích thước khung bàn cân được thiết kế dựa theo yêu cầu của bên sử dụng với các mức tải trọng thông thường như: 40 tấn, 60 tấn, 80 tấn, 100 tấn, 120 tấn,… 

lap-dat-khung-ban-can-cho-tram-can
Lắp đặt khung bàn cân cho trạm cân

Khung bàn cân cần được chia thành nhiều model khác nhau để dễ dàng trong việc di chuyển, lắp đặt cũng như căn chỉnh lại cân. Thông thường với mức tải trọng cao thì khung bàn cân thường được thiết kế hình chữ U để đảm bảo cân được hoạt động ổn định và không bị võng trong thời gian dài sử dụng.

Mặt sàn bàn cân phải được khoan các lỗ để đi dây tín hiệu. Các khớp nối giữa các model phải được thiết kế chính xác để đảm bảo khi lắp ráp các model lại với nhau thì mặt bàn cân là mặt phẳng đồng nhất.

Cách lắp đặt khung bàn cân: Dùng cẩu đưa các khối model vào vị trí đã định sẵn trên móng cân để cho các khớp nối ăn khớp với nhau. Dùng vật kê khung bàn cân lên cao cách mặt đất tầm 30cm – 50cm ở tất cả các vị trí. 

Sau đó tiến hành lắp các bulong ốc vít liên kết với các model. Các điểm khoan vít được đặt ở 2 điểm đầu của các model. Khung bàn cân sẽ có các chốt định vị để đảm bảo độ giao động của bàn cân không vượt quá giới hạn hoặc không vượt quá giới hạn cho phép của loadcell. Cách thiết kế các chốt định vị sẽ tùy vào việc lắp đặt trạm cân xe tải là chìm hay nổi.

Khoảng cách giữa khung bàn cân và hố móng tại các chốt định vị giao động từ 0.7 đến 1cm. Để dễ dàng căn chỉnh đế loadcell ta nên kê khung bàn cân cách mặt đất một khoảng tầm 30-40 cm trước khi cố định xuống đế.

Bước 4: Căn chỉnh đế Loadcell

Loadcell là thiết bị cảm biến trọng lượng, được đặt dưới các điểm chịu lực của bàn cân. Sau khi đã gắn loadcell lên khung bàn cân thì phải đặt chén loadcell vào chính tâm của mỗi loadcell sao cho phải đồng trục. Tiếp đó, ta sử dụng kích thủy lực để điều chỉnh độ cao sao cho các góc về cùng một độ cao. Sau khi đã căn chỉnh chuẩn thì tiến hành hạ kích. Lúc này phải đảm bảo rằng các loadcell đã được đặt đúng vị trí.

Bước 5: Lắp đặt hệ thống điện

Triển khai đi dây tín hiệu trong các đường ống đi ngầm hoặc treo gọn gàng lên nhằm đảm bảo tính mỹ quan và tránh để ngoại cảnh tác động gây hư hại hay ảnh hưởng đến tín hiệu của trạm cân tải trọng xe. Sau đó, triển khai đấu nối các đầu dây tín hiệu vào hộp nối. Lưu ý nên đánh dấu chính xác các đầu dây để dễ dàng cho việc căn chỉnh và thay thế sau này.

Sau khi đã lắp đặt xong hệ thống điện thì tiến hành kiểm tra tín hiệu điện cho từng loadcell tại hộp nối. Để kiểm tra tín hiệu điện đầu vào của mỗi loadcell, ta thực hiện đo điện áp trên hai dây tín hiệu màu đỏ (+) và đen (-). Điện áp khoảng 5V là chuẩn.

Tiếp theo, tiến hành kiểm tra tín hiệu đầu ra của mỗi loadcell bằng cách kiểm tra hai dây tín hiệu màu xanh lá (out +) và màu trắng (out -). Qua từng bước kiểm tra này, ta đảm bảo hệ thống tín hiệu của trạm cân đã hoạt động chính xác.

Bước 6: Thử tài cho hệ thống cân xe thông minh

Sau khi đã lắp đặt hoàn thiện thì cần tiến hành thử tải để kiểm tra độ chính xác của trạm cân. Do bàn cân được liên kết với nhau bằng nhiều khớp nối modul cho nên cần thử tải tại mỗi khớp nối. Đầu tiên, cho xe lên mặt bàn cân và chạy nhanh rồi thắng gấp đột ngột tại điểm khớp nối. Quá trình này phải lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo các khớp nối modul đã được liên kết chặt chẽ với nhau.

Tiếp theo, tiến hành calib đầu cân. Trọng lượng tải dùng calib càng sát với tải max thì kết quả chính xác càng cao. Trường hợp không có tải lớn thì có thể dùng tải nhỏ để thay thế nhưng phải đặt gấp khoảng 3 lần tải trọng thực tế.

Sau đó dùng tải chuẩn đã biết trước trọng lượng để tiến hành di chuyển chậm tới các điểm đặt loadcell và dùng thêm tải nhỏ 2-5 kg trong khi căn chỉnh nhằm giảm bớt sai số. Sau khi quá trình thử tải hoàn tất và cho ra kết quả sau N lần cân đều như nhau thì trạm cân xe tải đã đi vào hoạt động tốt.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp có nên lắp đặt hệ thống cân xe thông minh?

Các lưu ý khi lắp đặt trạm cân xe tải

tram-can-xe-tai-kieu-noi-nguon-can-dien-tu-88-com
Trạm cân xe tải kiểu nổi (Nguồn: Candientu88.com)

Đối với trạm cân xe tải kiểu nổi:

  • Bàn cân phải được đổ bê tông đúng kỹ thuật, đảm bảo độ cứng và độ phẳng.
  • Loadcell cần phải lắp đặt trên hệ thống mặt bích và đảm bảo độ chắc chắn.
  • Hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện phải được lắp đặt trong ống bảo vệ.
tram-can-xe-tai-kieu-chim
Trạm cân xe tải kiểu chìm

Đối với trạm cân xe tải kiểu chìm:

  • Bàn cân cần được đổ bê tông đúng kỹ thuật, đảm bảo độ cứng và độ phẳng.
  • Loadcell phải được lắp đặt trong ống bảo vệ và đảm bảo độ chắc chắn và chống nước.
  • Hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện cần được lắp đặt trong hộp bảo vệ.

Kết luận

Việc lắp đặt trạm cân xe tải đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng để đảm bảo trạm cân hoạt động hiệu quả và chính xác nhất. Và NLT Group tự hào là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp và lắp đặt trạm cân xe tải với mức giá rẻ nhất miền Nam. Với kinh nghiệm phong phú trong triển khai các dự án cân xe, NLT Group cam kết hoàn thành việc lắp đặt trạm cân xe tải trong thời gian ngắn nhất và luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7.

NLT Group tổng hợp

Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Nam Long (NLT Group)

Hotline: 0911 379 581 – 028 3535 5968

Email: kinhdoanh@nlt-group.com

MST: 0313339640

Địa chỉ: 43T Hồ Văn Huê, P9, Q.Phú NHuận, TP.HCM

>> Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *