Top 4 xu hướng chuyển đổi số ngành giao thông vận tải ở Việt Nam

top-4-xu-huong-chuyen-doi-so-gtvt
Được đánh giá là một trong những ngành tiên phong “mở đường”, đổi mới, sáng tạo trong hoạt động, điều hành, hoạt động chuyển đổi số giúp ngành giao thông vận tải phát triển những điểm sáng trong năm 2023. Thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng NLT Group khám phá top 4 xu hướng chuyển đổi số ngành giao thông vận tải dưới đây! 

Vì sao cần chuyển đổi số ngành giao thông vận tải?

Giao thông vận tải và Logistics luôn được xem là lĩnh vực liên quan nhiều đến đời sống của người dân, là ngành xương sống của nền kinh tế quốc dân, đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu thụ. Việc triển khai chuyển đổi số trong GTVT và logistics giúp cho ngành giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ, giảm thiểu chi phí trong việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.  Hiện chuyển đổi số trong ngành Giao thông Vận tải và Logistics là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đưa ra những chỉ đạo quyết liệt. Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, thời gian gần đây đã đưa các hoạt động của Bộ lên môi trường số, hướng tới việc quản lý và điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu với 3 lĩnh vực chính ưu tiên bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải và an toàn giao thông.

Bộ GTVT đã đề ra những mục tiêu nào để chuyển đổi số hiệu quả? 

Để hoàn thành chuyển đổi số, bộ Giao thông vận tải đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được về Chính phủ số, Kinh tế số.

Xây dựng và phát triển Chính phủ số ngành Giao thông vận tải

Mục tiêu đến năm 2025 sẽ hình thành cơ sở dữ liệu chung của ngành. Theo đó, cơ sở dữ liệu này được kết nối, tích hợp các dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ chuyên nghiệp, chúng được sử dụng cho hoạt động quản lý, giám sát và điều hành hạ tầng giao thông vận tải nhằm hỗ trợ người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định chính xác, kịp thời. Thêm vào đó, toàn bộ các báo cáo của ngành Giao thông vận tải phải được chuẩn hóa, quản lý bằng hệ thống Công nghệ thông tin của bộ Giao thông Vận tải, được liên kết với Hệ thống thông tin báo cáo của quốc gia.  Các dịch vụ công trực tuyến đảm bảo ớ mức 3, mức 4, mọi dịch vụ đều được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ít nhất 50% hồ sơ công việc của ngành được nộp trực tuyến mức 3, mức 4. Đảm bảo 90% hồ sơ công việc của ngành được xử lý trên môi trường internet. Có ít nhất 50% cuộc họp là trực tuyến. Thời gian họp giảm từ 30 – 50%. Số hóa giấy tờ, tài liệu. Giảm sử dụng tài liệu giấy,…

Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ GTVTCổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ GTVT

Phát triển kinh tế số ngành giao thông vận tải

Phát triển kinh tế số là một mục tiêu quan trọng của chuyển đổi số ngành giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu cho đến năm 2025 là 100% tuyến đường bộ, đường cao tốc được lắp đặt hệ thống điều hành và quản lý giao thông thông minh (ITS). Các trung tâm tích hợp quản lý và điều hành đô thị thông minh (IOC) được hình thành. Triển khai đồng bộ hệ thống thu phí không dừng (ETC) trên toàn quốc. Tiến tới xóa bỏ các làn thu phí bằng tiền mặt. Hoàn thành chuyển đổi số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chuyển sang phương thức cung cấp dịch vụ số thay cho phương thức truyền thống. Phát triển các nền tảng số giúp kết nối đa dạng dịch vụ vận tải, phát triển các chuỗi Logistic hiện đại do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.

Top 4 xu hướng chuyển đổi số ngành giao thông vận tải ở Việt Nam

Chuyển đổi số bằng công nghệ ITS

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý vận tải đã được áp dụng rộng rãi, điển hình là việc xây dựng hệ thống đô thị thông minh ITS. Qua việc thu thập dữ liệu từ thiết bị giám sát, cơ quan quản lý sẽ có bức tranh toàn diện về tình hình giao thông. Đây cũng là cơ sở để phân luồng giao thông và hỗ trợ giảm thiểu ùn tắc ở các khu vực đông đúc như thành thị hiện nay. Hệ thống giao thông thông minh ITS NLT Group luôn đảm bảo duy trì hệ thống hoạt động ổn định liên tục đồng thời giám sát toàn bộ hoạt động giao thông trên tuyến đường: 
  • Xử lý khẩn cấp những sự cố giao thông bất ngờ xảy ra trên tuyến
  • Giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông trên cao tốc
  • Quản lý tuyến đường, điều tiết giao thông của các phương tiện trên đường thông qua hệ thống biển báo điện tử
  • Tạo ra hệ thống thông tin cho người đi đường, phổ cập văn hoá giao thông và hỗ trợ quá trình khai thác, điều hành hệ thống giao thông công cộng, chống kẹt xe

he-thong-giao-thong-its-nlt-groupHệ thống giao thông thông minh ITS

Đẩy mạnh quản lý bằng hệ thống camera AI

Việc sử dụng camera AI trên toàn quốc cũng đồng nghĩa với việc áp dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước, giúp tạo cơ sở để đội ngũ cảnh sát giao thông xử lý vi phạm chính xác và kịp thời.  Camera AI giao thông là một sản phẩm áp dụng chuyển đổi số ngành giao thông vận tải rất phổ biến. Nhờ có camera thông minh, cảnh sát giao thông không cần tiếp xúc trực tiếp với người dân, vừa tránh tình trạng lây lan dịch bệnh, vừa tránh các hành vi tiêu cực, góp phần nâng cao trách nhiệm lao động và bảo vệ hình ảnh danh dự của người làm công tác quản lý giao thông. Hình ảnh được ghi lại từ camera giao thông chính là cơ sở để cảnh sát giao thông thực hiện “phạt nguội”. Nhờ đó giúp nâng cao ý thức tham gia giao thông khi không có cảnh sát tuần tra, tăng độ tự kiểm soát.

Quản lý vận tải đường dài bằng camera hành trình

Nhờ có camera hành trình, toàn bộ dữ liệu hình ảnh trong khoang hành khách sẽ được gửi về tổng cục Đường bộ. Thông qua các dữ liệu đó, cơ quan quản lý có thể giám sát toàn bộ hoạt động diễn ra suốt quá trình di chuyển, giải quyết một số tình trạng tiêu cực như cố tình nhồi nhét khách hàng hay cố tình chở quá số người quy định, đây cũng là cơ sở để thực hiện việc phạt nguội. Theo thống kê hiện nay, một số nguyên nhân chính khiến tài xế gây ra tai nạn giao thông đường bộ có thể kể tới: sử dụng điện thoại di động; buồn ngủ, mệt mỏi hay tệ hơn là say xỉn; có hành vi gây mất tập trung như cười đùa, nói chuyện quá nhiều,… Vì vậy, camera hành trình cũng giúp lưu lại trạng thái hình ảnh làm việc của tài xế, lấy cơ sở để giải quyết các vấn đề về sau.

Hoàn thiện môi trường làm việc trực tuyến

Về chuyển đổi số ngành giao thông vận tải, các tuyến đường cao tốc sẽ triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS), hình thành các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông của đô thị thông minh tại các thành phố, địa phương có nhu cầu. Hệ thống thu phí không dừng sẽ được triển khai tại tất cả trạm thu phí, xóa bỏ các làn thu phí sử dụng tiền mặt. Chuyển đổi số thành công các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực vận tải, để thay đổi cách cung cấp sản phẩm: từ truyền thống sang phương thức số. Đồng thời, tạo ra các nền tảng số kết nối dịch vụ vận tải đa phương thức, xây dựng chuỗi cung ứng logistics được làm chủ bởi doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng kết 

Nhìn chung, nước ta còn nhiều vướng mắc trong quá trình quản lý và vận hành hệ thống giao thông. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, lượng phương tiện di chuyển, vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều. Việc xây dựng hệ thống giao thông đô thị thông minh với các bước đi khoa học, bài bản. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai, không chỉ giúp nâng cao mức sống của người dân mà IST còn giúp cho việc quản lý giám sát và duy trì thành phố trở nên dễ dàng hơn. Chuyển đổi số ngành giao thông vận tải sẽ tạo bước đột phá mới trong sự phát triển của ngành, NLT Group tin rằng với hệ thống giao thông vận tải được điều hành, quản lý một cách thông minh sẽ tạo thuận lợi cho các lĩnh vực khác phát triển, giải quyết các vấn đề giao thông đô thị cho người dân. Cùng trải nghiệm sự thông minh và nhận giải pháp tư vấn toàn diện với NLT Group, liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để nhận ưu đãi bất ngờ!

NLT Group tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: