Quản lý, khai thác ĐCT hiện nay: Công nghệ ITS hỗ trợ ATGT

he-thong-giao-thong-thong-minh-ITS

Hiện nay, các tuyến đường cao tốc như: Hà Nội – Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương, TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây… đã được lắp đặt hệ thống giao thông thông minh ITS hiện đại, giúp cho việc quản lý, khai thác, vận hành tuyến đường dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy cùng NLT Group khám phá tất tần tật về công nghệ hiện đại này nhé!

Hệ thống giao thông thông minh ITS là gì? 

Hệ thống giao thông thông minh ITS một trong những hợp phần trọng yếu của Đề án Đô thị thông minh, phát triển hệ thống giao thông thông minh (Trung tâm ITS) là một trong những giải pháp quan trọng trong việc giải quyết bài toán giao thông tại thành phố bên cạnh các giải pháp như phát triển giao thông công cộng sức cho lớn, đầu tư phát triển mạng lưới đường bộ…

Theo ông Ngô Hải Đường – Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh) – đây chính là xu hướng phát triển tại các nước trên thế giới nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống giao thông đô thị bền vững, có chất lượng phục vụ cao. Điều này nhằm đảm bảo mang lại nhiều lợi ích cho người dân như tiết kiệm thời gian, chi phí, năng lượng, giảm thiểu tai nạn và cải thiện môi trường.

Hệ thống ITS mở ra hướng phát triển cho giao thông đô thị, hạn chế ùn tắc giao thông
Hệ thống ITS mở ra hướng phát triển cho giao thông đô thị, hạn chế ùn tắc giao thông

Hệ thống ITS đặt tại Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị ITS thực hiện gồm các chức năng: điều khiển đèn tín hiệu giao thông linh hoạt thông qua hệ thống cảm biến quan trắc, thu thập dữ liệu giao thông tự động tại cắt ngang các tuyến đường; các thông số của dòng giao thông (lưu lượng, vận tốc trung bình, mật độ phương tiện) được hệ thống trung tâm phân tích, tính toán để đưa ra chiến lược điều khiển đèn tín hiệu giao thông phù hợp tại các nút giao thông trọng điểm, Theo kịch bản tương ứng với từng thời điểm và tình hình giao thông trong ngày.

Cùng đó, hệ thống giám sát giao thông thông qua hệ thống camera cũng được kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu tới camera giám sát giao thông tại Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị ITS. Thông qua hệ thống màn hình tường, nhân viên vận hành kịp thời ghi nhận tình hình giao thông tại các nút giao thông có camera kết nối (các nút giao thông trọng điểm, các vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông).

Theo Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị thành phố, các sự cố trên đường như tai nạn, ùn tắc, va chạm… được Trung tâm kịp thời thông tin cho cảnh sát giao thông, thanh tra và các đơn vị quản lý hạ tầng để phối hợp xử lý, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Mô hình Trung tâm điều hành giao thông đô thị ITS bước đầu phát huy hiệu quả, mở ra hướng phát triển cho giao thông đô thị, hạn chế ùn tắc giao thông.

Lợi ích của hệ thống giao thông thông minh ITS 

Các tuyến đường cao tốc của Việt Nam hiện cho phép chạy với tốc độ lên tới 120km/h, mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Vì thế, việc đầu tư hệ thống ITS có thể phát hiện sớm tai nạn, giúp công tác cứu hộ trên đường cao tốc được kịp thời, làm giảm tỉ lệ tử vong. Ông Vũ Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, việc ứng dụng công nghệ giao thông thông minh để quản lý là giải pháp tối ưu.

“Trước đây, khi có thông tin về sự cố trên đường cao tốc thì nhân viên không hình dung được vị trí đó chính xác ở đoạn nào cũng như mức độ nghiêm trọng của sự vụ. Nhưng hiện nay, khi có sự cố, nhân viên tại phòng điều hành Trung tâm ITS sẽ hướng camera tập trung vào khu vực đó để quan sát, đánh giá tình hình và điều các lực lượng cứu hộ đến kịp thời, phù hợp. Đồng thời, cũng đưa những thông tin cảnh báo lên hệ thống bảng điện tử đặt dọc tuyến để tài xế lưu thông trên đường biết”, ông Tuấn chia sẻ

“Toàn tuyến cao tốc được giám sát giao thông 24/24h đảm bảo không xảy ra ùn tắc giao thông, hạn chế tối đa các sự cố có thể xảy ra trên đường, đảm bảo ATGT ở mức độ cao, đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn được triển khai kịp thời khi có sự cố xảy ra cũng như công tác bảo vệ các tài sản trên đường cao tốc. Hệ thống kiểm soát giao thông thông minh cũng phát hiện tức thời các lỗi vi phạm như vượt quá tốc độ, đi sai làn đường, dừng đỗ trên đường cao tốc để cảnh báo và xử lý kịp thời”, ông Tuấn cho biết thêm.

Hệ thống giao thông thông minh ITS ở nước ta “thiếu sự đồng bộ” 

Hiện nay, các hệ thống ITS đã triển khai ở nước ta chỉ mới sử dụng camera như một thiết bị chính phục vụ quản lý, giám sát giao thông. Bởi, camera sẽ bị giới hạn khả năng làm việc trong các điều kiện cực hạn như: thời tiết, ánh sáng, khói lửa… cũng như độ chính xác, khả năng tự động hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu. Thêm vào đó, phân hệ ITS lại hoạt động độc lập, sử dụng phần mềm riêng để thực hiện giám sát thủ công, không có sự chia sẻ thông tin, cơ chế vận hành, tương tác tự động. Hệ thống ITS trên các tuyến cao tốc hiện nay mới chỉ ở mức “thông minh” một nửa, chưa hoạt động đồng bộ, chưa được kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các tuyến với nhau và cơ quan quản lý nhà nước.

Cũng theo ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ (Tổng cục Đường bộ VN), hiện các tuyến cao tốc cũng như trung tâm ITS chưa thống nhất một chuẩn công nghệ. Trong khi Trung tâm ITS đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương sử dụng công nghệ của Hàn Quốc thì Trung tâm Điều hành giao thông cao tốc khu vực phía Bắc xây dựng theo công nghệ Nhật Bản. Điều này khiến mỗi tuyến cao tốc được đầu tư hệ thống ITS lại phải ban hành một khung tiêu chuẩn riêng, một quyết định riêng về tiêu chuẩn kỹ thuật gây khó khăn trong việc kết nối.

Hệ thống giao thông thông minh ITS ở nước ta thiếu sự đồng bộ 
Hệ thống giao thông thông minh ITS ở nước ta thiếu sự đồng bộ (Nguồn ảnh: Tuổi trẻ)

Theo KS. La Văn Ngọ, Viện Khoa học – Công nghệ GTVT, bài học kinh nghiệm lớn nhất trên thế giới là ITS cần phát triển theo một kiến trúc kết nối tổng thể chung. Vì đó chính là nền tảng để đảm bảo khả năng tương hợp và khả năng tương thích của hệ thống ở cấp quốc gia. Đồng thời, hỗ trợ việc lập kế hoạch và thiết kế, ngăn chặn khả năng chồng chéo dịch vụ. Vì vậy, công nghệ của hệ thống ITS ở các tuyến đường cao tốc có kết nối được với nhau để phối hợp xử lý, giám sát chung hoạt động giao thông liên vùng.

NLT Group – Đơn vị thi công lắp đặt hệ thống ITS uy tín, chuyên nghiệp 

Với kinh nghiệm hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực giao thông thông minh, NLT Group là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực làm chủ các công nghệ ITS trên thị trường. Vì vậy, hệ thống được NLT Group xây dựng tuân thủ các quy định chặt chẽ của tiêu chuẩn an toàn dữ liệu và tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc. Đây là cơ sở để dễ dàng tích hợp dữ liệu liên tuyến hoặc kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia ngay khi có yêu cầu.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án quản lý kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2022 – 2030; trong đó, mục tiêu lớn đặt ra là 100% các tuyến đường bộ cao tốc và các thành phố lớn trực thuộc Trung ương lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh (ITS-Intelligent Transport System). Có thể thấy, cùng với sự ưu tiên nguồn lực từ Chính phủ, mạng lưới cao tốc xuyên suốt và đầu tư đồng bộ ITS sẽ là nền tảng vững chắc để nâng cao năng lực hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội quốc gia thời gian tới.

NLT Group

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *