Ngày nay, có lẽ đèn Led đã rất phổ biến, tới nỗi người người đều biết tới nó. Nhưng bạn có biết rằng, ánh sáng LED ban đầu chỉ là một thí nghiệm cách đây một thế kỷ và chỉ được phát triển vào những năm 60 và 70 trở lại đây. Đèn Led lúc đó còn nhiều yếu điểm, và hầu hết mọi người đều vẫn đang tin dùng các loại đèn sợi đốt, huỳnh quang.
Tuy nhiên bắt đầu từ những năm 90 trở lại đây, đèn Led đang dần chiếm lĩnh gần như hoàn toàn ngành công nghiệp chiếu sáng. Vậy tại sao mà nó lại phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Hãy cùng NLT Group tìm hiểu những ưu/ nhược điểm của đèn Led chiếu sáng thông minh trước làn sóng sử dụng năng lượng bền vững nhé!
Khái niệm đèn Led
Hiểu đơn giản, đèn Led (Light Emitting Diode) là một loại nguồn sáng điện tử sử dụng công nghệ Led để tạo ra ánh sáng, hoạt động bằng cách chuyển đổi dòng điện đi qua một vật liệu bán dẫn, tạo ra sự phát quang từ nguyên tắc tự phát sáng điện tử.
Ngay nay đèn Led không chỉ dừng ở việc chỉ là một thiết bị chiếu sáng bình thường, mà nó được kết hợp nhiều công nghệ khác nhau như IoT, AI,… Từ đó tạo nên hệ thống chiếu sáng thông minh với nhiều tính năng tiện ích và thông minh.
Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến các hệ thống chiếu sáng đèn đường thông minh, chúng được điều khiển tự động bật tắt chiếu sáng cũng như mức độ chiếu sáng tùy vào khung giờ và điều kiện môi trường khác nhau, từ đó, giúp tiết kiệm được nhiều nguồn lực khác nhau.
Xem thêm: Chiếu sáng thông minh
Ưu điểm và nhược điểm của đèn Led chiếu sáng thông minh
Ưu điểm
Tiêu thụ năng lượng hiệu quả
Đèn LED luôn được biết đến với hiệu suất tiêu thụ năng lượng tốt hơn rất nhiều so với các loại đèn truyền thống như đèn huỳnh quang, sợi đốt… Cụ thể, ước tính đèn LED có hiệu quả sử dụng năng lượng từ 80 – 90% so với các đèn truyền thống. Hiệu quả năng lượng trong các giải pháp chiếu sáng được đo bằng hai loại thống kê là lumen hữu ích hoặc hiệu suất phát sáng.
Tiếp đến, Đèn LED chuyển đổi gần như 95% tổng năng lượng thành ánh sáng và chỉ 5% năng lượng được chuyển thành nhiệt, ngược lại so với bóng đèn sợi đốt truyền thống với hơn 90% năng lượng chuyển hóa thành nhiệt. Điều này thể hiện được khả năng tiêu thụ năng lượng tối ưu cho việc chiếu sáng của đèn LED là hiệu quả hơn rất nhiều so với đèn LED
Việc sử dụng ít năng lượng hơn cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm một phần lớn chi phí điện năng, hóa đơn điện hàng tháng của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Xét mức độ vi mô, việc này gián tiếp giúp giảm áp lực và nhu cầu cho nhà máy điện quốc gia, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
Thành phần cấu tạo thân thiện môi trường
Đối với các giải pháp truyền thống như đèn huỳnh quang, sợi đốt, đèn hơi thủy ngân… thường trong thành phần cấu tạo có chất liệu là thủy ngân. Thủy ngân có khả năng gây ô nhiễm môi trường và có hại cho sức khỏe con người khi tiếp xúc. Bằng việc loại bỏ thủy ngân khỏi thành phần cấu tạo, đèn LED giúp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm và tiềm năng nguy hại đối với môi trường và sức khỏe.
Sử dụng đèn LED cũng sẽ giảm đáng kể một số chi phí xử lý chất thải của bạn thông qua nơi xử lý chất thải đã được đăng ký.
Mức độ an toàn cao hơn
Mức độ an toàn cao hơn là một trong những ưu điểm quan trọng của đèn LED so với các giải pháp chiếu sáng truyền thống. Như đã nói ở trên, hầu hết năng lượng chiếu sáng của các loại đèn truyền thống như bóng huỳnh quang, sợi đốt đều chuyển đổi một lượng lớn đáng kể năng lượng thành nhiệt. Điều này không chỉ gây hao phí năng lượng, mà còn dễ gây ra nguy hiểm với phát xạ nhiệt.
Đây là mối nguy đầu tiên và chính khi chúng ta xem xét các loại bóng đèn. Nếu bạn đã từng vô tình chạm vào các loại bóng đèn truyền thống thì hẳn bạn cũng biết chúng nó như thế nào rồi đó.
Thêm vào đó, việc đèn LED chỉ sử dụng 5% năng lượng dưới dạng nhiệt, thấp hơn nhiều so với các loại truyền thống cũng chứng tỏ rằng đèn LED có thể dễ dàng hoạt động hiệu quả trong các hệ thống điện áp thấp. Hệ thống điện áp thấp luôn an toàn hơn đáng kể khi xảy ra sự cố
Tuổi thọ và độ bền cao
Khi nói về đèn LED thì không thể không kể đến tuổi thọ và độ bền của nó. Đây là khoảng thời gian mà bóng đèn sẽ duy trì hoạt động tốt và hiệu quả. Đèn LED có một tuổi thọ đặc biệt dài so với các loại đèn truyền thống. Trung bình thì tuổi thọ của một đèn LED có thể kéo dài lên đến 25.000 – 50.000 giờ hoạt động. Một con số đáng kể khi mà những thiết bị truyền thống như đèn huỳnh quang thì chỉ có khả năng hoạt động trung bình 20.000 giờ.
Ngoài ra, khi đạt đến tuổi thọ tối đa, đèn LED sẽ không như các loại đèn khác bị cháy hay chập mà sẽ chỉ mất đi độ sáng mờ dần đi. Một ví dụ tiêu biểu cho tuổi thọ của đèn LED có thể kể đến hệ thống đèn LED thông minh của NLT Group. Với tuổi thọ có thể kéo dài lên đến 60.000 giờ, một con số đáng kinh ngạc khi so sánh với các loại đèn hiện nay.
Dễ dàng tích hợp với các hệ thống thông minh
Trong công cuộc đô thị hóa thì việc áp dụng các giải pháp thông minh luôn là điều tất yếu. Và trong hệ thống chiếu sáng cũng vậy, các loại đèn truyền thống rất khó để tích hợp được với các giải pháp thông minh. Trong khi đó đối với đèn LED thì điều này lại vô cùng dễ dàng nhờ sự linh hoạt của nó.
Đèn LED có thể dễ dàng tương thích với các hệ thống chiếu sáng thông minh với nhiều tính năng như tự động bật tắt, điều chỉnh độ sáng, điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng… Đáp ứng được nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ cao hiện nay.
Để có thể dễ hình dung thì có thể kể đến giải pháp chiếu sáng thông minh của NLT Group, bao gồm các giải pháp khác nhau về chiếu sáng nhà xưởng, đường phố, banner quảng cáo, sân vận động.. Việc áp dụng hệ thống chiếu sáng thông minh với đèn LED giúp người quản lý dễ dàng điều khiển các thiết bị đèn thông qua Website hoặc App Mobile, dễ dàng phát hiện và bảo trì các thiết bị, tiết kiệm năng lượng cũng như sử dụng cực kỳ dễ dàng và tiện lợi.
Nhược điểm
Giá thành ban đầu
Mặc dù lợi ích mà đèn LED mang lại là rất nhiều, một số người vẫn ngại khi mua đèn LED để chiếu sáng, đặc biệt là đầu tư số lượng lớn do giá thành ban đầu thường khá cao. Nếu bạn chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn thì có thể chi phí đèn LED sẽ cao hơn nhưng nếu sử dụng lâu dài hay với các mục đích lớn thì chắc chắn rằng đèn LED sẽ giúp bạn không những tối ưu hóa ánh sáng mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Tương thích với công nghệ
Để tận dụng hết các tính năng thông minh của đèn LED, người dùng cần phải sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại di động hoặc máy tính. Điều này có thể tạo ra một rào cản cho những người không quen thuộc với công nghệ
Nhiệt độ môi trường
Ánh sáng LED thường nhạy cảm với nhiệt độ của môi trường xung quanh. Vì vậy hiệu quả của chúng cũng sẽ phụ thuộc trực tiếp vào mức nhiệt độ môi trường, nếu liên tục tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, chúng có thể bị hỏng sớm hơn so với dự kiến.
Tổng kết
Như vậy có thể thấy tuy còn một số hạn chế nhưng những ưu điểm của đèn LED chiếu sáng thông minh lại đáng kể hơn cả. Hơn nữa với sự phát triển của công nghệ hiện nay, những nhược điểm đó đã dần được cải thiện và không còn là vấn đề lớn với người sử dụng. Hy vọng qua bài viết, NLT Group đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về ưu và nhược điểm của đèn LED. Hãy theo dõi chúng tôi và đón chờ những bài viết thú vị sắp tới nhé!
NLT Group tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: