Bạn có đang lưu trữ dữ liệu trên các ứng dụng quen thuộc như iCloud, Dropbox, Google Drive, One Drive? Nếu có thì chắc hẳn bạn đã không quá xa lạ với Cloud (điện toán đám mây). Vậy Cloud là gì? Các ứng dụng của Cloud được ứng dụng như thế nào? Cùng NLT Group giải đáp tất tần tật về Cloud thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cloud là gì?
Cloud là một thuật ngữ chỉ tính năng lưu trữ và xử lý dữ liệu trên một mạng lưới các máy chủ từ xa được quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Tức là, thay vì lưu trữ dữ liệu trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ của một doanh nghiệp, dữ liệu được lưu trữ và xử lý trên các máy chủ từ xa được quản lý bởi một nhà cung cấp đám mây.
Trong môi trường Cloud, dữ liệu và ứng dụng có thể được truy cập từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, miễn là có kết nối Internet. Điều này cung cấp tính linh hoạt và tiện lợi cho người dùng, cho phép họ lưu trữ và truy cập dữ liệu một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
Cloud hoạt động như thế nào?
Thay vì chi một khoản tiền không nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng máy tính hoặc trung tâm dữ liệu của riêng mình, các công ty có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê quyền truy cập vào mọi thứ, từ ứng dụng đến lưu trữ từ nhà cung cấp dịch vụ Cloud.
Ví dụ đơn giản như ở các doanh nghiệp quy mô lớn, cài đặt thủ công các ứng dụng vào mỗi máy tính rất tốn kém thời gian và nhân lực thì bạn chỉ cần một máy tính, cập nhật các nền tảng cần thiết lên Cloud và nó sẽ thực hiện phép toán cho phép tất cả người dùng đăng nhập và tải về.
Bạn chỉ cần kết nối Internet, Cloud sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu đã có của bạn, bao gồm các dịch vụ cá nhân như sao lưu tệp hình ảnh trên điện thoại, cho đến các dịch vụ cho phép các doanh nghiệp lớn lưu trữ tất cả dữ liệu của họ và chạy tất cả các ứng dụng của họ trên Cloud.
3 loại hình dịch vụ Cloud phổ biến
Với công nghệ điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến, nhiều mô hình và chiến lược triển khai khác nhau đã xuất hiện giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Hiện nay, có ba loại dịch vụ điện toán đám mây phổ biên:
- Dịch vụ hạ tầng (IaaS):
IaaS cung cấp cho người dùng toàn bộ các tài nguyên cần thiết để vận hành hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu như CPU, thiết bị mạng, không gian đĩa cứng, trang thiết bị thông tin dữ liệu và máy chủ ảo.
Đồng thời với khả năng mở rộng linh hoạt, số đông người dùng có thể trup cập chung trên một tài nguyên, bạn chỉ cần chi trả dựa trên nhu cầu sử dụng cá nhân.
Do đó, IaaS đang là mô hình dịch vụ Cloud hàng đầu cho các doanh nghiệp hiện nay.
- Dịch vụ nền tảng (PaaS):
PaaS là một môi trường lý tưởng dành cho lập trình viên. Nó cung cấp diện tích để bạn tự do lập trình mà không cần bất kỳ thao tác tải hay cài đặt phần mềm nào.
Tính năng tích hợp nhiều nguồn của dịch vụ web và ứng dụng kết hợp nhiều nhóm lập trình, PaaS giải quyết bài toán trở ngại địa lý của các lập trình viên khi phát triển ứng dụng.
- Dịch vụ phần mềm (SaaS):
SaaS là dịch vụ hỗ trợ bạn sử dụng các phần mềm trên Cloud mà không cần quản lý cơ sở hạ tầng và nền tảng nó đang chạy. Email, các công cụ kiểm toán từ Google, Microsoft hay phần mềm văn phòng là những ví dụ điển hình về SaaS.
Lợi ích của Cloud
Chuyển đổi dữ liệu lên Cloud đang dần trở thành xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp để cạnh tranh và phát triển. Cloud cho phép các hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn bằng cách làm cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin linh hoạt hơn. Cloud cung cấp một số lợi thế:
- Khả năng mở rộng: Các dịch vụ đám mây có thể dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô dựa trên nhu cầu của người dùng, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của họ. Khả năng mở rộng này tránh nhu cầu đầu tư và quản lý cơ sở hạ tầng tại chỗ tốn kém có thể không được sử dụng đúng mức.
- Hiệu quả chi phí: Bằng cách sử dụng các dịch vụ đám mây, doanh nghiệp có thể giảm chi phí trả trước liên quan đến phần cứng, giấy phép phần mềm và bảo trì. Họ trả tiền cho các tài nguyên và dịch vụ mà họ sử dụng trên cơ sở đăng ký hoặc trả tiền cho mỗi lần sử dụng, điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Tính linh hoạt và khả năng truy cập: Điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập các ứng dụng và dữ liệu của họ từ mọi nơi có kết nối internet và một thiết bị tương thích. Tính linh hoạt này thúc đẩy làm việc từ xa, cộng tác và tăng năng suất.
- Độ tin cậy và sao lưu dữ liệu: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường có cơ sở hạ tầng dự phòng và hệ thống sao lưu để đảm bảo tính sẵn sàng cao và dự phòng dữ liệu. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu và cung cấp khả năng khắc phục thảm họa mạnh mẽ.
Tổng kết
NLT Group mong rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ Cloud là gì? Cần lưu ý rằng mặc dù điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích nhưng các tổ chức cũng nên xem xét các yếu tố như bảo mật dữ liệu, tuân thủ và lựa chọn nhà cung cấp khi áp dụng dịch vụ đám mây.
NLT Group tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng cấp hạ tầng số với sự trợ lực từ NLT Cloud
- Top 4 trụ cột nắm giữ thành công của chuyển đổi số
- IoT Là gì? Cách nó gắn liền với cách mạng công nghệ 4.0