Báo hiệu đường thủy nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động giao thông hàng hải. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới giao thông đường thủy, các quy chuẩn báo hiệu đường thủy nội địa cũng cần được cập nhật liên tục để đáp ứng yêu cầu thực tế. Trong bài viết này, hãy cùng NLT Group tìm hiểu các quy chuẩn mới nhất về báo hiệu đường thủy nội địa.
Báo hiệu đường thủy nội địa là gì?
Báo hiệu đường thủy nội địa (hay còn gọi là báo hiệu hàng hải) là các công trình hoặc thiết bị thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thiết lập và vận hành trên mặt nước, thành cầu, phương tiện, thiết bị hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông đường thủy và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của luồng chạy tàu thuyền và đi lại an toàn, hiệu quả.
Báo hiệu hàng hải được bao gồm phao, đèn tín hiệu, biển báo và các thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho các phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Vì sao phải cập nhật quy chuẩn mới về báo hiệu đường thủy nội địa?
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, tuy tổng số lượng tàu biển Việt Nam đang có xu hướng giảm nhưng số lượng loại tàu có trọng tải lớn lại đang tăng cao; cùng với đó là sự phức tạp của các tuyến đường thủy dẫn đến các quy chuẩn cũ của báo hiệu đường thủy đã không còn đủ hiệu quả trong việc ngăn ngừa tai nạn và quản lý giao thông hàng hải.
Bên cạnh đó, sự phát triển của IoT cho phép tích hợp các thiết bị, công nghệ hiện đại vào trong báo hiệu đường thủy nội địa, từ đó giúp nâng cao độ hiệu quả và độ bền của báo hiệu. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm thiểu chi phí bảo trì và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hải.
Chính vì vậy, năm 2020 Bộ Giao Thông Vận Tải đã ban hành thông tư mới nhất về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam”. Mục đích của quy chuẩn mới là nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và phương tiện, đồng thời nâng cao hiệu suất vận hành và quản lý giao thông hàng hải.
Các thay đổi chính trong quy chuẩn mới nhất của báo hiệu đường thủy
Thứ nhất, quy chuẩn báo hiệu đường thủy nội địa được chia làm 3 nhóm: Báo hiệu dẫn luồng tàu chạy; báo hiệu thông báo chỉ dẫn (thông báo các tình huống, bao gồm cả hạn chế luồng, báo cấm); và báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm. Trong quy chuẩn mới nhất đã bổ sung quy ước về hướng nhìn, phương vị Đông, Tây, Nam, Bắc để xác định luồng bên trái, bên phải.
Thứ hai, quy chuẩn mới của báo hiệu hàng hải cũng bổ sung thêm hai điểm mới trong các trường hợp báo hiệu hàng hải đặc biệt.
- Trường hợp 1: Tại một số vị trí báo hiệu mực nước biến động theo thời gian thì được phép dùng các báo hiệu điện tử, tự động để thông báo những thông tin liên quan đến tình hình luồng lạch, hướng dẫn việc đi lại của tàu thuyền để đảm bảo an toàn và xác định khu vực có công trường đang hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa.
- Trường hợp 2: Tại các khoang thông thuyền của những công trình cầu vượt sông thì phải được bố trí các thiết bị cảnh báo tĩnh không tự động hoạt động 24/7 liên tục và kết nối trực tuyến, sơn vẽ thước nước ngược. Vào ban đêm khoang thông thuyền bắt buộc phải được chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED và được trang bị đầy đủ các báo hiệu, tín hiệu cảnh báo.
Thứ ba, quy chuẩn mới đã đặt ra quy định về vật liệu, kết cấu của báo hiệu đường thủy nội địa.
- Quy định chiều dày thép của biển báo hiệu lớn hơn hoặc bằng 3mm, thân phao lớn hơn hoặc bằng 5mm, cột báo hiệu lớn hơn hoặc bằng 4mm.
- Ưu tiên sử dụng các báo hiệu được chế tạo từ các loại vật liệu mới chống hoặc hạn chế ăn mòn, bảo dưỡng, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí bảo trì như: báo hiệu nhựa (PVC, PE và các loại nhựa cường độ cao khác), nhôm, gỗ, hợp kim hoặc thép mạ kẽm,..
- Bề mặt của báo hiệu phải được phủ lớp sơn hoặc in film phản quang có chức năng phản xạ ánh sáng để tăng độ nhận biết của báo hiệu vào ban đêm.
- Báo hiệu nổi gồm các mô đun khác nhau và được liên kết bằng bu lông hoặc các liên kết khác.
- Cột báo hiệu gồm có 3 phần: móng, thân cột, biển báo. Các phần được liên kết với nhau bằng bu lông hoặc mặt bích bắt bu lông.
Thứ 4, quy chuẩn mới đã sửa đổi lại cách thông báo tín hiệu giao thông qua âu tàu để điều tiết phương tiện đi lại. Theo đó:
- Khi có một đèn đỏ tức là cấm các phương tiện đi vào hoặc rời âu tàu.
- Khi có một đèn xanh lục và đèn đỏ tức là cho phép phương tiện chuẩn bị vào âu tàu.
- Khi có một đèn xanh nghĩa là báo cho phép phương tiện được vào hoặc rời âu tàu.
Thứ 5, theo quy chuẩn mới thì trong báo hiệu chỉ dẫn thông tin có thêm báo hiệu AIS (Automatic Identification System). Đây là báo hiệu vô tuyến điện truyền phát thông tin an toàn đường thủy nội địa tới các trạm AIS được lắp đặt trên tàu. Thông tin dữ liệu sẽ được truyền phát trên các dải tần số VHF đường thủy nội địa.
Báo hiệu AIS có chức năng báo hiệu luồng, vùng nước, phân luồng giao thông; báo hiệu công trình trên sông và ven biển; cung cấp thông tin nhận dạng một báo hiệu đang tồn tại và các thông tin về khí tượng thủy văn của khu vực đặt báo hiệu; và giám sát vị trí của báo hiệu nổi.
>> Xem thêm: Phao báo hiệu đường thủy thông minh là gì?
Kết luận
Tóm lại, việc cập nhật các quy chuẩn mới về báo hiệu đường thủy nội địa là điều cần thiết để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của giao thông hàng hải. Thông qua bài viết này, NLT Group hy vọng bạn sẽ nắm được những thay đổi chính trong thông tư quy chuẩn mới nhất về báo hiệu đường thủy nội địa.
NLT Group
>> Có thể bạn sẽ quan tâm: